Bác sĩ Nguyễn Tài Sơn Bệnh viện 108 khám chuyên khoa gì?

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thường được gọi tắt là Viện Quân y 108, trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là bệnh viện tuyến cuối của quân đội ở khu vực phía Bắc. Gần đây, HoiBenh nhận được câu hỏi được nhiều bạn độc giả thắc mắc: Bác sĩ Nguyễn Tài Sơn Bệnh viện 108 khám chuyên khoa gì? Mời các bạn cùng HoiBenh đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây.

Bác sĩ Nguyễn Tài Sơn Bệnh viện 108 khám chuyên khoa gì? Bác sĩ Nguyễn Tài Sơn Bệnh viện 108 khám chuyên khoa gì?

1. Bác sĩ Nguyễn Tài Sơn Bệnh viện 108 khám chuyên khoa gì?

Bác sĩ Nguyễn Tài Sơn hiện đang là Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Tạo hình thẩm mỹ Việt Nam.

Quá trình công tác của bác sĩ Nguyễn Tài Sơn:

  • 1985-1988: Bác sĩ chấn thương chỉnh hình, BV 105
  • 1988-2009: Bác sĩ Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
  • 2009: Chủ nhiệm Bộ môn Răng Hàm Mặt, Viện nghiên cứu khoa học Y-Dược lâm sàng 108
  • 2013 đến nay: Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

2. Những công trình và đề tài nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Tài Sơn

bac-si-nguyen-tai-son-benh-vien-108-kham-chuyen-khoa-gi-body-1

Công trình nghiên cứu

  • Điều trị liệt mặt bằng ghép cơ tự do với kỹ thuật vi phẫu
  • Nghiên cứu điều trị ung thư khoang miệng bằng vạt cánh tay ngoài trong tạo hình khoang miệng sau cắt rộng ung thư.
  • Nghiên cứu sử dụng các vạt tổ chức tại chỗ trong tạo hình các khuyết hổng vùng hàm mặt.
  • Nghiên cứu các phương pháp phẫu thuật điều trị chấn thương hàm mặt
  • Nghiên cứu phát triển phẫu thuật thẩm mỹ và phẫu thuật tạo đường viền khuôn mặt.

Đề tài nghiên cứu khoa học

  • Điều trị liệt mặt bằng ghép cơ thon tự do với kỹ thuật vi phẫu nối mạch máu và thần kinh
  • U nguyên bào tạo men - Phương pháp cắt u và tạo hình bằng vạt xương mác tự do
  • Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ứng dụng các vạt tổ chức tự do trong tạo - huyết hổng tổ chức vùng hàm mặt do chấn thương và bệnh lý.
  • Ứng dụng vạt mạch xuyên trong PTTH các khuyết hổng phần mềm
  • Tạo hình toàn bộ dương vật bằng vạt da cân cẳng tay quay
  • Tạo hình vú bằng vạt thượng vị sâu dưới
  • Điều trị ung thư khoang miệng bằng vạt cánh tay ngoài trong tạo hình khoang miệng sau cắt rộng ung thư.

3. Chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Tài Sơn về phẫu thuật thẩm mỹ

bac-si-nguyen-tai-son-benh-vien-108-kham-chuyen-khoa-gi-body-2

Bàn về câu chuyện một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quá lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ khiến phương pháp làm đẹp này phải chịu định kiến "ăn chơi đua đòi", bác sĩ Nguyễn Tài Sơn đã có những quan điểm cũng như chia sẻ vô cùng chân thành. Theo GS.TS Nguyễn Tài Sơn, dù nhu cầu thẩm mỹ là một nhu cầu chính đáng nhưng ông không phủ nhận thực trạng có rất nhiều người đang lạm dụng phương pháp làm đẹp này.

GS.TS Nguyễn Tài Sơn cho hay: "Với những người nghĩ rằng phẫu thuật thẩm mỹ chính là cứu cánh cho cuộc sống của họ nhưng sau khi làm đẹp, họ vẫn không biết cố gắng thì điều này cũng không giúp ích gì được nhiều. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều trường hợp yêu cầu rất vô lý, hôm nay yêu cầu một kiểu nhưng tháng sau yêu cầu một kiểu khác nên lúc nào cũng cảm thấy diện mạo của mình chưa hoàn hảo và tối ngày chạy theo thẩm mỹ.

Quan điểm của tôi về thành công của phẫu thuật thẩm mỹ là việc thay đổi diện mạo một cách nhẹ nhàng và tự nhiên nhất. Còn các bạn trẻ bây giờ rất khác, họ chỉ muốn làm theo một khuôn mẫu nào đấy mà không biết rằng có phù hợp với mình hay không".

Vị bác sĩ đã có hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ chia sẻ, những người muốn làm thẩm mỹ nên suy nghĩ mục tiêu và yêu cầu của mình như thế nào cho hợp lý. Vấn đề quan trọng là nên lựa chọn bác sĩ có kinh nghiệm, các cơ sở đảm bảo được trang thiết bị đầy đủ.

Ông nhấn mạnh, cần tránh các cơ sở thẩm mỹ hay chèo kéo và yêu cầu khách hàng làm thêm những dịch vụ không cần thiết. Đôi khi những lời khuyên không thực tế và không chính xác chính là con dao 2 lưỡi.

GS.TS Nguyễn Tài Sơn thẳng thắn cho biết: "Tôi mong rằng, tất cả những người đang hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ không nên làm quá phạm vi hành nghề cho phép, nhất là quá khả năng của phẫu thuật viên. Tôi thấy rất nhiều quảng cáo vô cùng sai sự thật, làm gì có máy móc nào chỉ cần một lần thực hiện đã có thể lấy ra được 7 – 8 kg mỡ. Bản thân tôi cũng có một "đứa con tinh thần" và chúng tôi luôn quán triệt phải hoạt động đúng tôn chỉ mục đích đặt ra, đúng theo quy định, không quảng cáo sai sự thật.

Với tôi, sự phát triển của phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ sẽ theo từng nấc thang chứ không thể "ăn xổi", chỉ vì lợi nhuận mà không chú ý tới sự an toàn. Làm bác sĩ tạo hình thẩm mỹ nói chung và đạo đức nghề nghiệp của tôi nói riêng, điều tiên quyết chính là phải biết cách kìm hãm, biết cách từ chối đúng lúc và không nên nói quá. Tôi từng từ chối rất nhiều yêu cầu phẫu thuật thẩm mỹ không phù hợp, không an toàn dù được đề nghị trả thêm tiền.

Tôi chỉ muốn dành một câu cho những bác sĩ đang "hành nghề" rằng, hãy biết từ chối đúng lúc, gật đầu lúc cần thiết để có thể có được một kết quả thực sự thành công nhất".

Vị Phó Chủ tịch Hội Tạo hình thẩm mỹ Việt Nam cũng nhắn nhủ giới trẻ, trước khi quyết định "sửa chữa" bất kì "chi tiết" nào, bạn cũng nên tìm hiểu và cân nhắc thật kĩ các yếu tố lợi, hại và xem xét xem nó có thật sự phù hợp với bản thân không. Nếu đã quyết định làm đẹp, hãy chọn những cơ sở uy tín, đặt an toàn lên hàng đầu và đặc biệt, đừng bao giờ bị ám ảnh và lạm dụng công nghệ thẩm mỹ.

Xem thêm:

  • Khám tổng quát Vinmec có gì nổi bật?
  • Có nên khám tổng quát cho trẻ định kỳ không ?
  • Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản