Bác sĩ khâu vết rạch như thế nào khi sinh mổ?

Hiện nay có rất nhiều phụ nữ mang thai được chỉ định sinh mổ. Do vậy, các mẹ luôn muốn tìm hiểu trước về quá trình sinh mổ. Đặc biệt, bác sĩ khâu vết rạch như thế nào khi sinh mổ là mối quan tâm của nhiều mẹ bầu do vết rạch đó có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này nếu hình thành sẹo. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của các mẹ.

Bác sĩ khâu vết rạch như thế nào khi sinh mổ? Bác sĩ khâu vết rạch như thế nào khi sinh mổ?

Hiện nay có rất nhiều phụ nữ mang thai được chỉ định sinh mổ. Do vậy, các mẹ luôn muốn tìm hiểu trước về quá trình sinh mổ. Đặc biệt, bác sĩ khâu vết rạch như thế nào khi sinh mổ là mối quan tâm của nhiều mẹ bầu do vết rạch đó có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này nếu hình thành sẹo. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của các mẹ.

1. Tại sao mẹ phải sinh mổ?

Nhiều trường hợp các mẹ được chỉ định sinh mổ ngay trước cả khi quá trình chuyển dạ diễn ra. Đó là những trường hợp sau:

  • Những bà bầu đã từng sinh mổ có vết mổ dọc tử cung “cổ điển” hoặc từng sinh mổ từ 2 lần trở lên. Trong trường hợp từng sinh mổ 1 lần với vết mổ ngang thì các mẹ vẫn có thể sinh thường nếu sức khỏe và thể lực đảm bảo. Thông thường, những trường hợp được chỉ định sinh mổ, bác sĩ sẽ lên kế hoạch sinh con cho bạn trong tuần thai thứ 39 để giảm thiểu nguy cơ phổi thai nhi chưa đủ trưởng thành.
  • Những mẹ từng thực hiện các phẫu thuật xâm lấn tử cung khác như cắt bỏ u xơ tử cung, cũng sẽ được chỉ định sinh mổ.
  • Trường hợp mang đa thai: một số trường hợp mang thai đôi vẫn có thể sinh thường, tuy nhiên nếu bạn mang thai 3 trở lên thì hầu hết đều phải sinh mổ.
  • Trường hợp thai nhi rất nặng cân, đặc biệt là nếu người mẹ mắc bệnh tiểu đường cũng được chỉ định sinh mổ.
  • Trường hợp thai nhi ở ngôi mông hoặc ngôi nằm ngang.
  • Người mẹ bị nhau tiền đạo, nhau thai bám rất thấp trong tử cung và che lấp mất phần cổ tử cung.
  • Trường hợp thai nhi được chẩn đoán mắc bệnh hoặc có bất thường khiến việc sinh thường có thể dẫn tới nguy hiểm.
  • Những trường hợp bà bầu dương tính với HIV hoặc xét nghiệm máu gần cuối thai kỳ cho thấy bạn bị nhiễm virus cao.

2. Quy trình sinh mổ diễn ra như thế nào?

Trước tiên, mẹ bầu sẽ được gây tê ngoài màng cứng bằng cách tiêm một mũi vào cột sống. Thủ thuật này chỉ gây tê vùng nên bạn sẽ vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình mổ. Đôi khi sinh mổ khẩn cấp phải được thực hiện khi gây mê toàn thân bệnh nhân, đồng nghĩa với việc bạn không có ý thức trong khi sinh.

Sau đó, vùng bụng của các mẹ được vệ sinh sạch sẽ và vô trùng. Bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để lấy nước tiểu trong quá trình mổ. Bạn cũng sẽ được truyền dịch qua cánh tay để cơ thể không bị mất nước.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ rạch một đường khoảng 20cm trên bụng, đường rạch này thường thấp và ở gần đường lông mu. Nếu thai nhi phải ra ngoài gấp, vết rạch có thể được cắt theo chiều dọc từ gần rốn tới phía trên xương mu. Sau đó, bác sĩ sẽ rạch tiếp một đường qua lớp mô mỡ và lớp cơ bắp, cuối cùng rạch tử cung.

Tiếp đó, bác sĩ sẽ đưa tay vào trong tử cung và kéo em bé ra ngoài. Sau đó bé sẽ được làm sạch mũi và miệng cho hết nước ối rồi kẹp dây rốn. Nếu bạn tỉnh táo, họ sẽ cho bạn nhìn em bé. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy bỏ nhau thai rồi khâu miệng viết môt bằng chỉ tự tiêu, nghĩa là khâu xong không cần tháo chỉ ra nữa

Nếu tỉnh táo, bạn có thể cảm thấy được quá trình rạch và cắt, nhưng không hề đau do đã được gây tê. Một tấm vải được đặt trên ngực của bạn để bạn không thể nhìn thấy những gì đang xảy ra.

Quá trình sinh mổ thường mất khoảng 30-40 phút. Sau khi rạch bụng mẹ, chỉ tốn khoảng 5 phút đến khi lấy bé ra ngoài. Thời gian còn lại bác sĩ sẽ khâu vết thương.

3. Những loại vết rạch được thực hiện khi sinh mổ

vicare.vn-bac-si-khau-vet-rach-nhu-the-nao-khi-sinh-mo-body-1

Khi mổ đẻ, trước tiên, bác sĩ sẽ rạch phần da dưới bụng, cách phần lông mu từ 2-5cm, sau đó rạch tiếp phần cơ tử cung để tiếp cận đến thai nhi. Sinh mổ có thể được thực hiện bởi cách rạch ngang, hoặc rạch dọc.

Vết rạch ngang là thủ thuật được sử dụng phổ biến hơn cả. Bác sĩ sẽ rạch ở vùng ngay phía trên lông mu ứng với nếp lằn ngang vùng mu. Loại vết rạch này khi lành thường khó phát hiện nếu nhìn bằng mắt thường, do vậy, giúp chị em phụ nữ tự tin với vẻ ngoài của mình hơn. Khoảng 95% số vết mổ đẻ hiện nay là vết rạch ngang, nguyên nhân ngoài lý do thẩm mỹ ra thì chủ yếu là vì phần thấp nhất của tử cung cũng là phần mỏng nhất và ít chảy máu nhất. Bên cạnh đó, nếu sau lần sinh mổ này, mẹ bầu có ý định sinh thường ở lần tiếp theo, thì nguy cơ bị rách vết mổ cũ cũng sẽ thấp hơn.

Vết rạch dọc là thủ thuật mổ đẻ truyền thống trước đây. Vết rạch sẽ được thực hiện trên đường chính giữa bụng, từ ngay phía dưới rốn cho tới gần vùng lông mu. Hiện nay, bác sĩ rất ít khi thực hiện vết rạch dọc, trừ các trường hợp đặc biệt như: bạn có vết sẹo từ một cuộc phẫu thuật khác trước đây; em bé ở vị trí bất thường; bạn bị chảy máu nhiều do nhau tiền đạo; suy thai hoặc sinh non. Vết rạch dọc cần thời gian phục hồi sau sinh lâu hơn và có thể gây ra nhiều đau đớn cho mẹ hơn vết rạch ngang.

4. Bác sĩ khâu vết rạch như thế nào khi sinh mổ?

Thông thường, vết rạch được các bác sĩ đóng lại bằng chỉ khâu, kẹp hoặc keo. Dùng kẹp (tương tự như việc dập ghim giấy) là kỹ thuật được áp dụng nhiều ở nước ngoài mà hiện chưa được áp dụng ở Việt Nam. Đây là thủ thuật được nhiều bác sĩ nước ngoài lựa chọn do dùng kẹp là cách nhanh nhất và dễ nhất để khâu vết thương.

Phương pháp khâu vết sạch bằng chỉ khâu sẽ phải dùng đến kim và quá trình khâu kéo dài khoảng 30 phút. Theo các chuyên gia, so với phương pháp dùng kẹp hoặc keo, việc khâu vết thương là tối ưu hơn cả. Bởi việc khâu sẽ giảm khoảng 57% nguy cơ gặp phải biến chứng, so với hai phương pháp còn lại.

Bác sĩ cũng có thể sẽ sử dụng keo dán phẫu thuật - một loại hồ trong suốt để "khâu" vết mổ. Sử dụng keo dán phẫu thuật sẽ làm vết thương lành nhanh hơn và sẽ ít để lại sẹo hơn. Tuy nhiên trước khi áp dụng phương pháp này các bác sĩ sẽ phải cân nhắc tới rất nhiều yếu tố như: loại vết rạch, lượng mỡ và tình trạng da bụng của bạn.

vicare.vn-bac-si-khau-vet-rach-nhu-the-nao-khi-sinh-mo-body-2
Bác sĩ khâu vết rạch khi sinh mổ

5. Nhiễm trùng, huyết khối và những vấn đề thường gặp sau khi sinh mổ

Đau

Trong 24 giờ đầu tiên sau khi sinh mổ, cảm giác đau ở vết mổ là rất phổ biến. Nhiều mẹ cũng cảm thấy đau do vùng tử cung co hồi. Cảm giác đau này gần giống với đau bụng kinh nhưng mạnh hơn rất nhiều.

Huyết khối

Một trong những nguy cơ lớn nhất của sinh mổ là hình thành huyết khối (hay còn gọi là cục máu đông) ở chân, thường gặp ở những người thừa cân hoặc bất động trong thời gian dài.

Những mẹ không thể đi bộ có thể cần mang một loại băng ép đặc biệt ở chân để cho máu lưu thông dễ dàng. Còn nếu mẹ có thể đi bộ thì cần dậy và đi lại càng sớm càng tốt.

Nhiễm trùng

Nguy cơ nhiễm trùng cao nhất trong vài tuần đầu sau sinh. Chảy máu nguy hiểm, hay băng huyết, cũng rất dễ xảy ra trong khoảng thời gian này. Các mẹ nên tránh tập thể dục trong vòng 6 đến 8 tuần sau mổ. Không nên lái xe trong 4 đến 6 tuần sau đó để đảm bảo an toàn cho mẹ.

Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ sẽ sử dụng chỉ tự tiêu. Chỉ khâu sẽ tự mất mà không cần cắt chỉ. Trong một số trường hợp khác, bác sĩ có thể cần cắt những mũi chỉ không tiêu được để tránh nhiễm trùng, thường là vài tuần sau khi sinh.

6. Mất bao lâu để lành vết sẹo sau sinh mổ và những lưu ý để mau lành sẹo

Mỗi người sẽ có thời gian liền sẹo khác nhau và phụ thuộc chủ yếu vào chế độ dinh dưỡng của các mẹ. Trường hợp bạn bị nhiễm trùng sau mổ thì thời gian để lành sẹo thường sẽ lâu hơn. Trong vài tuần đầu vết sẹo sẽ lành rất nhanh và bạn có thể nhận thấy rõ quá trình lành sẹo bằng mắt thường. Sau khoảng thời gian này thì quá trình lành sẹo sẽ chậm đi rất nhiều và bạn gần như sẽ không thấy sự thay đổi của vết sẹo như trước đó.

Vậy có thể làm gì để vết sẹo mau lành?

Bạn sẽ được dặn dò là nên tránh nước sau khi mổ một ngày hoặc không tùy thuộc vào loại chỉ khâu mà bác sĩ sử dụng. Và tất nhiên, các mẹ nên tuyệt đối tuân thủ lời khuyên của bác sĩ.

Bạn cần phải giữ cho vết sẹo mổ luôn sạch sẽ. Nên sử dụng các loại thuốc mỡ kháng khuẩn hoặc thạch khoáng để vết sẹo mau lành hơn.

Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, không nên mặc quần áo quá chật hoặc bó sát để không khí được lưu thông giúp vết sẹo luôn được khô thoáng.

Các mẹ cũng không nên tự ý luyện tập thể dục thể thao trong quá trình sẹo đang lành, trừ đã hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn có thể đi lại nhẹ nhàng để lưu thông máu tốt hơn và ngăn ngừa các biến chứng sau mổ như huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc hình thành cục máu đông.

Như vậy, qua bài viết này hẳn các mẹ đã biết được bác sĩ khâu vết rạch như thế nào khi sinh mổ cũng như các lưu ý để vết sẹo mau lành hơn, thẩm mỹ hơn. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ bầu trong quá trình chuẩn bị tâm lí sinh mổ.

Xem thêm:

  • Cảm thấy tê bì vết mổ sau sinh, mẹ cần làm gì?
  • Hướng dẫn đầy đủ về kiêng cữ sau đẻ mổ
  • Bà bầu đẻ mổ kiêng gì để mau hồi phục?