Ba tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cần tăng bao nhiêu cân?

Một câu hỏi thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ hiện nay là, đến ba tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên tăng mấy cân? Vậy để biết nên tăng bao nhiêu cân vào ba tháng cuối thai kỳ là hợp lý thì các mẹ hãy theo dõi bài viết HoiBenh chia sẻ sau đây.

Ba tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cần tăng bao nhiêu cân? Ba tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cần tăng bao nhiêu cân?

Một câu hỏi thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ hiện nay là, đến ba tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên tăng mấy cân? Vậy để biết nên tăng bao nhiêu cân vào ba tháng cuối thai kỳ là hợp lý thì các mẹ hãy theo dõi bài viết HoiBenh chia sẻ sau đây.

Bà bầu nên tăng mấy cân trong ba tháng cuối thai kỳ?

Đến ba tháng cuối thai kỳ, việc mẹ bầu nên tăng mấy cân sẽ là quyết định chính đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng để có được mức cân nặng ổn định thì các mẹ bầu nên lưu ý phải có một chế độ ăn uống hợp lý và kết hợp với những bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Theo ý kiến đánh giá và phân tích của các chuyên gia thì đến ba tháng cuối thai kỳ, tức là từ tuần thứ 26 trở đi, đa phần lúc này mẹ bầu sẽ cảm thấy thèm ăn nhiều hơn. Nhưng các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của mình và ăn một cách thường xuyên hơn, để tránh các hiện tượng bị ợ nóng hoặc cảm thấy đầy bụng khi ăn nhiều.

Cũng theo đó thì trọng lượng của mẹ đến tuần 28 sẽ tăng khoảng 9kg và ở tuần 36 -38 sẽ là 12 -13 kg, so với cân nặng trước khi mang thai.

Ở giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ nặng khoảng 900g đến 1kg và dài khoảng 37 cm. Và trong những tuần cuối cùng thai kỳ thì chỉ số lý tưởng của bé là 3 kg đến 4 kg và dài khoảng 51 cm.
vicare.vn-ba-thang-cuoi-thai-ky-me-bau-can-tang-bao-nhieu-can-body-1

Tăng cân nhiều trong thai kỳ không tốt cho thai nhi

Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, phụ nữ tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai có thể gây tác hại đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Theo nghiên cứu cho thấy, những em bé khi sinh ra có trọng lượng nặng hơn mức quy ước ban đầu thì dễ có khả năng phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến chứng béo phì khi trưởng thành.

Cũng theo nghiên cứu của TS. David Ludwig và TS. Janet Currie cho biết: “ Khi mang thai, đặc biệt vào ba tháng cuối thai kỳ, người mẹ có trọng lượng cao hơn mức quy ước thì có thể dự đoán được trọng lượng cơ thể của thai nhi khi trưởng thành. Những nghiên cứu này cho thấy, tăng cân quá mức trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì ở con cái sau này. Ngoài ra, vào ba tháng cuối thai kỳ mà trọng lượng của người mẹ quá cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh suyễn, dị ứng hay ung thư”.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối

Trong ba tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần phải chú ý đến chế độ ăn uống để chuẩn bị cho giai đoạn “vượt cạn” của mình được an toàn.

Chất béo

Chất béo là dinh dưỡng khá quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở thai nhi, khi đó não bộ của bé đang phát triển các kết nối liên quan đến quá trình trao đổi chất ở các cơ quan. Chính vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì mẹ bầu nên bổ sung chất béo lành mạnh vào trong thực đơn hàng ngày của mình để hỗ trợ quá trình mang thai và chuẩn bị cho con bú.

Vitamin C

Đối với suốt quá trình mang thai của mẹ bầu thì vitamin C là thành phần không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, vitamin C giúp hình thành các mô liên kết ở da, ở xương, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

vicare.vn-ba-thang-cuoi-thai-ky-me-bau-can-tang-bao-nhieu-can-body-2

Hàm lượng sắt

Trong ba tháng cuối thai kỳ, khối lượng máu tăng vọt lên khiến mẹ bầu phải đặc biệt bổ sung thêm sắt cho cơ thể, để đáp ứng đủ nhu cầu cho quá trình mang thai. Ngoài ra, việc thiếu sắt trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể dẫn đến mất máu quá nhiều trong khi sinh con, như vậy sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

Hàm lượng protein

Hàm lượng protein đặc biệt có vai trò quan trọng trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Bởi các axit amin trong protein là nền tảng cơ bản cho sự phát triển của các tế bào, và thúc đẩy hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mẹ để phục vụ cho nhu cầu của thai nhi trong giai đoạn này.

Việc tăng cân quá nhanh hay quá chậm trong khi mang thai cũng đều làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vì vậy, qua những chia sẻ trên đây, bạn hãy tự điều chỉnh mức cân nặng đúng chuẩn của mình trong ba tháng cuối thai kỳ, để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng và ăn kiêng phù hợp cho mẹ bầu