Bà bầu phải tiêm vắc xin uốn ván tối thiểu bao lâu trước khi sinh?

Bạn có biết, việc tiêm phòng vắc xin uốn ván là cực kỳ cần thiết và cũng là bắt buộc đối với mọi phụ nữ khi mang thai bởi đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao ở nhóm đối tượng này. Vậy, việc tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu có những thông tin nào cần lưu ý? Hãy xem ngay bài viết dưới đây!

Bà bầu phải tiêm vắc xin uốn ván tối thiểu bao lâu trước khi sinh? Bà bầu phải tiêm vắc xin uốn ván tối thiểu bao lâu trước khi sinh?

Bạn có biết, việc tiêm phòng vắc xin uốn ván là cực kỳ cần thiết và cũng là bắt buộc đối với mọi phụ nữ khi mang thai bởi đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao. Vậy, việc tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu có những thông tin nào cần lưu ý? Hãy xem ngay bài viết dưới đây!

1. Mọi bà bầu đều cần tiêm phòng vắc xin uốn ván

Uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính. Bệnh do ngoại độc tố - tetanus exotoxin của vi khuẩn uốn ván gây nên, đặc biệt phát triển mạnh mẽ trên vết thương ở điều kiện yếm khí. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh là các cơn co cứng vùng cơ theo thứ tự cơ nhai, sau đó đến cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy rồi lan dần ra toàn thân.

Ở Việt Nam, căn bệnh này hiện đã xuất hiện ở mọi tỉnh – thành phố trên toàn quốc. Bệnh có thể tấn công mọi đối tượng, và đặc biệt nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Theo các thống kê, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong khi bị bệnh uốn ván lên đến 95% - một con số khủng khiếp và đầy hoang mang.

Vậy thì trực khuẩn uốn ván đã tấn công bé như thế nào ngay cả khi bé còn trong bụng mẹ? Cơ chế xâm nhập của chúng vào cơ thể thường thông qua các vết thương ngoài da. Trong quá trình chuyển dạ, loại vi khuẩn này sẽ dựa vào đường tình dục để tấn công, gây ra căn bệnh uốn ván tử cung. Không những thế, chúng sẽ lần theo đường cắt rốn để tấn công trực tiếp cơ thể của bé, gây ra bệnh uốn ván rốn.

Cũng giống như bệnh viêm gan B hay các loại bệnh khác, vắc xin uốn ván là mũi tiêm bắt buộc ở mỗi bà mẹ khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hơn hết là tính mạng của con. Phương pháp này vừa chủ động, lại vừa tiết kiệm chi phí hơn hẳn so với việc chữa trị.

vicare.vn-ba-bau-phai-tiem-vac-xin-uon-van-toi-thieu-bao-lau-truoc-khi-sinh-body-1

2. Lịch tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu chính xác

Từ khuyến cáo chính thức của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), mọi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ (dù có mang thai hay không) đều cần phải tiêm phòng bệnh uốn ván. Việc tiêm phòng này sẽ tạo ra các kháng thể cần thiết để cho mẹ và bé được bảo vệ tuyệt đối nếu lỡ như có sự tấn công từ vi khuẩn uốn ván.

Tùy theo loại vắc xin uốn ván mà mẹ lựa chọn, lịch tiêm cụ thể sẽ khác nhau, bao gồm:

Vắc xin uốn ván hấp thụ

Loại vắc xin này khá truyền thống và chỉ có khả năng phòng ngừa duy nhất một bệnh theo tên gọi của nó – bệnh uốn ván. Khi tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ bầu loại này, phải đảm bảo đủ 2 mũi tiêm:

  • Mũi thứ nhất cần tiêm càng sớm càng tốt sau khi mang thai.
  • Mũi thứ hai nên được tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng để đảm bảo bé cũng có kháng thể.

Vắc xin Tetanus toxoid

Loại vắc xin này cũng có lịch tiêm gồm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 4 đến 6 tuần. Sau khoảng 6 tháng, nếu thấy cần thiết, bạn cũng nên tiêm lại một lần nữa để đảm bảo hiệu quả miễn dịch kéo dài.

Việc tiêm loại vắc xin uốn ván này cho mẹ bầu có lợi ích cực kỳ lớn đối với trẻ sơ sinh. Không những giúp mẹ đủ kháng thể để chống lại bệnh mà bé cũng được bổ sung miễn dịch với trực khuẩn trong suốt 5 năm đầu đời.

Vắc xin Tetavax

Vắc xin này cũng có tất cả 2 mũi tiêm và mỗi mũi cũng có thời gian tiêm cách nhau khoảng 4 đến 6 tuần. Mũi thứ 3 cần được tiêm sau đó ít nhất 6 tháng.

vicare.vn-ba-bau-phai-tiem-vac-xin-uon-van-toi-thieu-bao-lau-truoc-khi-sinh-body-2
Vắc xin Tetavax

3. Phải tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu tối thiểu 1 tháng trước sinh

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi tiêm phòng vắc xin uốn ván, mẹ bầu cần phải chú ý một số điểm sau:

  • Sau khi tiêm, vùng tiêm có thể buốt và sưng, một số mẹ bầu sẽ sốt nhẹ sau khi tiêm. Theo thông tin từ nhiều chuyên gia y tế thì những phản ứng này khá phổ biến và gần như là điều hiển nhiên khi tiêm vắc xin vào cơ thể. Vì thế, mẹ đừng quá lo lắng mà để ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Khoảng 3 đến 4 ngày, những hiện tượng này sẽ tự biến mất.
  • Ở thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ sẽ có cảm giác ốm nghén, khó chịu và cực kỳ mệt mỏi. Vì thế, mặc dù lý thuyết là tiêm phòng vào thời gian đầu, nhưng để hạn chế một số trường hợp xấu như bất ổn định, sảy thai..., việc tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ bầu nên được thực hiện trong giai đoạn giữa của thai kỳ.
  • Mũi thứ hai của vắc xin uốn ván bắt buộc phải được tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng để đảm bảo tạo thành công kháng thể.
  • Nếu như bạn bị một số bệnh như bệnh khớp, bệnh thận, cảm cúm, đa thai hay thai của bạn có nguy cơ không đủ tháng..., việc tiêm phòng cần được sự tư vấn kỹ càng từ phía bác sỹ điều trị.

Với một số thông tin trên về vắc xin uốn ván cũng như vai trò quan trọng của nó đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong bụng, hy vọng các bạn – đặc biệt là những phụ nữ đang mang thai – sẽ ý thức tốt hơn về căn bệnh này, nhanh chóng đến các cơ sở y tế để chủng ngừa theo đúng quy định.

Xem thêm:

  • Tiêm vacxin gì trước khi mang thai để phòng dị tật bẩm sinh cho thai nhi?
  • Có thai tiêm kháng sinh có sao không?
  • Xét nghiệm máu cho bà bầu tại nhà