Bà bầu nên làm gì để thoát khỏi tình trạng đau hông 3 tháng đầu và 3 tháng cuối

Tình trạng đau hông khi mang thai 3 tháng đầu và đau hông khi mang thai 3 tháng cuối xảy ra phổ biến ở hầu hết các bà bầu. Qua bài viết này, các mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như những lưu ý quan trọng giúp các chị em thai phụ sớm thoát ra khỏi tình trạng khó chịu này để cân bằng lại sức khỏe, đảm bảo cho một thai kì thành công như ý muốn.

Bà bầu nên làm gì để thoát khỏi tình trạng đau hông 3 tháng đầu và 3 tháng cuối Bà bầu nên làm gì để thoát khỏi tình trạng đau hông 3 tháng đầu và 3 tháng cuối

Tại sao mẹ bầu bị đau hông khi mang thai 3 tháng đầu và đau hông khi mang thai 3 tháng cuối

  • Dây thần kinh hông là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể bạn, giúp kích thích và di chuyển cho phần dưới của cơ thể. Các dây thần kinh này sẽ chạy từ tử cung đến chân của bạn. Vì vậy dễ hiểu vì sao khi cổ tử cung lớn dần lên, nó sẽ gây khó chịu, thậm chí là đau đớn lên hông. Mức độ đau hông khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối ở mỗi người phụ nữ là khác nhau nhưng nó làm các mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu.
  • Những mẹ bầu bị chứng đau hông khi mang thai giai đoạn này ở mức độ nặng bao gồm người có tiền sử đau hông từ trước, người lao động chân tay nhiều, người tăng cân quá mức khi mang bầu hoặc những người mang đa thai.

Bà bầu nên làm gì để thoát khỏi tình trạng đau hông 3 tháng đầu và 3 tháng cuối

Bà bầu bị đau hông nên nghỉ ngơi

Cách phổ biến nhất để giảm đau hông khi mang thai 3 tháng đầu hay đau hông khi mang thai 3 tháng cuối một cách tức thời là bà bầu nên nằm xuống để nghỉ ngơi. Hãy nằm thẳng chân và thật thoải mái. Nếu bạn bị đau hông bên nào thì nên nằm nghiêng về bên đấy. Tuy nhiên đây không phải là cách có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Với những bà bầu công sở thường xuyên phải ngồi nhiều, bạn nên sử dụng một chiếc gối tròn có trống ở giữa để dựa sau lưng. Trong trường hợp bạn hay phải đứng, đừng đứng bằng hai chân mà hãy dồn trọng tâm lên một chân rồi thay đổi liên tục khi mỏi. Cách này tuy đơn giản nhưng có hiệu quả khá tốt với chứng đau hông ở bà bầu.

Mẹ bầu bị đau hông lưu ý khi chọn giày dép

  • Từ những chia sẻ của phụ nữ có kinh nghiệm mang thai, sinh nở, những cơn đau hông sẽ tăng lên nếu đôi chân bạn bị gò bó lâu trong giày, dép. Nhiều mẹ bầu lần đầu có em bé không nhận thấy tầm quan trọng của kích cỡ giày với trọng lượng thai nhi của từng thời kỳ.
  • Mang giày, dép quá chật còn là nguyên nhân khiến viêm sưng kẽ chân, xuất hiện những vết sần (hoặc chai) chân... Thời gian mang giày càng lâu thì những vết chai chân càng nghiêm trọng và những cơn đau vùng hông cũng tỉ lệ thuận theo. Không những thế, độ cao của giày cũng ảnh hưởng tới xương, đặc biệt là vùng xương chậu. Ví dụ điển hình nhất là những đôi giày cao gót khiến cơ thể mất cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi và xuất hiện những cơn đau vùng hông, vùng khớp háng. Hơn nữa, khi mang giày cao gót còn đặc biệt nguy hiểm nếu bạn chẳng may bị trẹo chân, ngã.
  • Tốt nhất, các mẹ nên chọn cho mình những đôi giày, dép đế bằng phù hợp với kích thước chân. Khi ngồi trong phòng làm việc hoặc ở nhà, bạn nên tháo bỏ giày, dép để đôi chân được thư giãn. Nên ngồi hoặc nằm nghỉ lúc thích hợp để tránh gây sức ép lên vùng xương chậu.
HoiBenh.vn-ba-bau-nen-lam-gi-de-thoat-khoi-tinh-trang-dau-hong-3-thang-dau-va-3-thang-cuoi-body-2
Bà bầu nên làm gì để thoát khỏi tình trạng đau hông 3 tháng đầu và 3 tháng cuối

Phụ nữ bị đau hông khi mang thai 3 tháng đầu hay đau hông khi mang thai 3 tháng cuối nên tập thể dục đều đặn

  • Tập thể dục đều đặn cũng có tác dụng giảm thiểu những cơn đau vùng hông. Tập thể dục còn giúp bạn kiểm soát trọng lượng và giảm thiểu chứng phù nề, tránh được áp lực và những cơn đau lên vùng xương chậu.
  • Ngoài ra, thể dục cũng là cách giúp cơ bắp linh hoạt, rắn khỏe và tăng cường oxy cho cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy, mẹ bầu có chế độ tập luyện hợp lý sẽ khuyến khích thai nhi thay đổi vị trí, nhờ thế sẽ giảm thiểu đáng kể lực ép của trọng lượng thai nhi lên một bên cơ thể người mẹ.
  • Một số bà bầu bị đau hông khi mang thai 3 tháng cuối tập Yoga và cũng mang lại kết quả tốt. Ngoài ra, các mẹ có thể tham gia vào các lớp học tiền sản. Những động tác massage ở lớp học này có tác dụng giảm cơn đau lưng dưới, đau xương chậu và đau hông.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối để tránh những cơn đau hông trong giấc ngủ. Đi bộ giúp lưu thông huyết mạch, thư giãn và giảm thiểu những cơn đau cho cơ thể.

Mẹ bầu bị đau hông nên thay đổi tư thế khi ngủ

  • Việc thay đổi tư thế ngủ cũng khiến các cơn đau hông được xoa dịu. Bởi vì khi bạn đổi tư thế ngủ, em bé trong bụng cũng luân phiên thay đổi vị trí theo. Điều này sẽ tránh được sức ép quá lớn của thai nhi lên vùng xương chậu và khiến bạn thoải mái hơn, dù là trong thời gian ngắn.
  • Khi cơn đau xuất hiện, mẹ bầu nên nằm nghiêng để giảm sức ép lên lưng và hông. Mẹ nên nằm nghiêng về phần hông không bị đau, ví dụ, nếu cơn đau xuất phát ở hông bên phải, bạn hãy nằm nghiêng ở bên trái.
  • Những chiếc gối nhỏ kê vùng hông khi ngủ cũng mang lại nhiều lợi ích cho bạn, tất nhiên, bạn phải tuyệt đối tránh kiểu ngủ sấp hoặc ngủ nghiêng bụng bầu quá mức.
Mẹ bầu đau lưng
Việc thay đổi tư thế ngủ cũng khiến các cơn đau hông được xoa dịu

Dùng thuốc giảm đau acetaminophen

  • Cuối cùng, nếu cơn đau không dứt, thai phụ có thể trao đổi với bác sĩ về việc dùng acetaminophen, giảm đau. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giảm đau cần hạn chế ở mức thấp nhất và thai phụ không nên quá trông mong vào nó.
  • Lưu ý: Đa số các cơn đau dây thần kinh hông khi “bầu bí” chỉ là tạm thời. Nó sẽ thuyên giảm tự nhiên mất đi trước khi chuyển dạ hoặc sau khi sinh. Nếu sau sinh, cơn đau không giảm, bạn nên trao đổi với bác sĩ.
  • Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn cũng có thể sử dụng một liều giảm đau acetaminophen nhưng đây là cách không được khuyến khích và trong trường hợp bí bách bạn mới nên dùng.

Xem thêm:

  • 5 hoạt động tốt cho bà bầu “vượt cạn”
  • Muốn sinh con khỏe mạnh bà bầu cần phải làm gì
  • Những điều cần biết khi bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu