Bà bầu nằm nghiêng bên trái bị đau bụng là sao?

Ở phụ nữ có thai, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên gặp phải các phản ứng của việc có thai như đau bụng, chảy máu âm đạo, ốm nghén... Trong đó, nhiều chị em đặc biệt chú ý đến hiện tượng đau bụng dưới bên trái khi mang thai. Vậy bà bầu nằm nghiêng bên trái bị đau bụng có nguyên nhân từ đâu?

Bà bầu nằm nghiêng bên trái bị đau bụng là sao? Bà bầu nằm nghiêng bên trái bị đau bụng là sao?

Ở phụ nữ có thai, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên gặp phải các phản ứng của việc có thai như đau bụng, chảy máu âm đạo, ốm nghén... Trong đó, nhiều chị em đặc biệt chú ý đến hiện tượng đau bụng dưới bên trái khi mang thai. Vậy bà bầu nằm nghiêng bên trái bị đau bụng có nguyên nhân từ đâu, hãy cùng tìm hiểu để có cách xử lý đúng nhất nhé các mẹ.

1. Đau bụng dưới bên trái - dấu hiệu báo bạn đã mang thai

Với nhiều chị em đang mong có con thì dấu hiệu đau bụng dưới bên trái rất có thể là điềm báo bạn đã được làm mẹ. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào mỗi dấu hiệu đau vùng bụng dưới thì chưa đủ cơ sở khoa học để có thể kết luận rằng chị em đã có thai. Nhưng nếu chị em bị đau lâm râm vùng bụng dưới dù trái hay phải kèm theo những dấu hiệu sau đây thì chắc chắn 100% chị em đã có tin vui rồi đấy:

  • Táo bón: Các cơ ở đường ruột của chị em bị chùng xuống khiến đường ruột hoạt động kém hiệu quả hơn, đó là do sự tăng các hormone trong thời kỳ mang thai. Không chỉ có vậy, thai nhi ngày càng lớn cũng gây chèn ép lên ruột, làm rối loạn chức năng tiêu hóa và khiến bạn bị táo bón. Ngoài việc bị táo bón, mẹ bầu còn thường xuyên bị ợ hơi, ợ nóng, tăng tiết nước bọt, cảm giác ớn lạnh, buồn nôn do hiện tượng trào ngược của acid vào phần dưới của thực quản.
  • Đau bụng bên trái kèm theo chảy máu âm đạo: Có tới 75% chị em thấy xuất hiện dấu hiệu chảy máu âm đạo khi bắt đầu có thai. Chảy máu âm đạo thường xảy ra sớm nhất là ngày thứ 5 sau khi quan hệ hoặc chậm nhất là 15 ngày sau khi quan hệ. Sẽ chỉ là ra một chút máu, có màu hồng nhạt, kéo dài 1-2 ngày. Kèm theo đó là những cơn đau bụng âm ỉ, tức ngực, không muốn ăn, buồn nôn...
  • Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở: Bên cạnh dấu hiệu đau bụng dưới bên trái, nhiều chị em còn gặp phải hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt, triệu chứng này thường xảy ra khi thai nhi được 1 tuần tuổi. Nguyên nhân là do các hormone progesterone trong cơ thể người mẹ tiết ra nhiều. Ngoài ra cơ thể đòi hỏi phải có nhiều máu hơn để vận chuyển chất dinh dưỡng đến cho thai. Những thay đổi này khiến cơ thể mẹ không thích nghi kịp. Do đó, việc mẹ thấy mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng trong giai đoạn này là điều khó tránh.
  • Ngực đau, cương cứng, căng tức: Khi có thai, mẹ bầu không chỉ bị đau bụng dưới bên trái mà còn gặp phải hiện tượng hai đầu vú căng lên khiến cho bộ ngực trở nên nhạy cảm và dễ bị đau khi đụng chạm. Thông thường, sau 2 tuần trứng được thụ tinh, vú và núm vú sẽ to ra, quầng vú sẫm màu hơn, các tuyến sữa bắt đầu phát triển để chuẩn bị cho việc nuôi dưỡng thai nhi.
  • Thường xuyên đi tiểu: Khi thai nhi được từ 2-3 tuần, mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều hơn. Nguyên nhân là do lượng hormone HCG trong cơ thể mẹ tăng cao. Đây là một trong những hiện tượng phổ biến ở các thai phụ trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Đau bụng bên trái kèm đau đầu: Khi mang thai, lượng estrogen trong cơ thể mẹ thường tăng cao gây ra các cơn đau đầu khủng khiếp trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Một số bà bầu nhạy cảm, lại phải đối mặt với nhiều áp lực trong công việc thì các cơn đau đầu có khả năng xuất hiện ngay trong những ngày mang thai đầu tiên.

Tuy nhiên để biết chính xác nhất mình có thai hay không, chị em có thể sử dụng que thử thai để biết có phải mình đang mang thai hay không. Tốt nhất, nên sử dụng que thử sau khi quan hệ tình dục từ 7-10 ngày trở lên để có được kết quả chính xác nhất.

vicare-ba-bau-nam-nghieng-ben-trai-bi-dau-bung-la-sao-body-1

2. Đau nhói bụng dưới bên trái khi đã mang thai liệu có nguy hiểm?

Bụng dưới bên trái là khu vực có các cơ quan nội tạng được tính từ rốn đến xương chậu - góc một phần tư vùng bụng có nhiều mô như: cơ bắp, mô liên kết và mô mỡ. Phần cuối của ruột già gồm đại tràng sigma và trực tràng cũng nằm trong góc phần tư này. Vậy nên khi bà bầu đau nhói bụng dưới bên trái, nghĩa là một trong số các cơ quan trên đang không hoạt động được bình thường do các nguyên nhân như:

  • Do sự kéo dài của tử cung: khi mang thai, tử cung sẽ mở rộng, sau đó các dây chằng cũng sẽ được kéo dãn để bảo vệ và nâng đỡ thai nhi trong bụng. Sự mở rộng này thỉnh thoảng sẽ gây đau phần bụng dưới của cả hai bên bụng, nhất là từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 26 của thai kỳ.
  • Do sự căng thẳng của dây chằng: có nhiều trường hợp khi mang thai, tử cung không nằm yên mà lại nghiêng về bên trái hoặc bên phải. Khi đó dây chằng của bên ngược lại sẽ phải kéo căng hơn bình thường, hiện tượng đau có thể thường xuyên hoặc đột ngột giống như trường hợp bà bầu bị chuột rút bắp chân bởi các cử động bất ngờ như cười, ho, hắt hơi... Và khiến bà bầu bị đau nhói bụng dưới bên trái.
  • Do dịch vị trong dạ dày hoặc tá tràng tăng lên: Tuy nhiên, những hiện tượng này chỉ xảy ra vào những tháng cuối của thai kỳ, gây đau phần bụng dưới nhưng không thường xuyên như việc giãn dây chằng và mở rộng tử cung.
  • Ngoài ra sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai cũng có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng táo bón và đầy hơi. Cả hai tình trạng này đều có thể gây đau nhói bụng dưới bên trái ở bà bầu.

3. Các cách khắc phục cấp tốc khi bà bầu nằm nghiêng bên trái bị đau bụng

  • Ngồi xuống từ từ và thư giãn cơn đau sẽ tự hết.
  • Sử dụng túi nước ấm để chườm cho khu vực bị đau.
  • Tắm bằng nước nóng.
  • Nếu bạn đang nằm nghiêng bên trái mà bị đau bụng thì hãy từ từ chuyển tư thế nằm nghiêng sang phải và gác chân lên cao. Tốt nhất nên dùng gối ôm dành cho bà bầu để hạn chế tác hại của việc nằm nghiêng không đúng tư thế.
vicare-ba-bau-nam-nghieng-ben-trai-bi-dau-bung-la-sao-body-2

Một số lưu ý để xử lý khi bà bầu đau nhói bụng dưới bên trái:

  • Tình trạng đau nhói bụng dưới bên trái ở mẹ bầu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ mà mẹ nên lưu ý như: Nang buồng trứng, dọa sảy, thai ngoài tử cung, nhiễm trùng đường tiểu.
  • Thường thì hiện tượng đau nhói bụng dưới bên trái sẽ không ảnh hưởng gì nhiều và mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu cơn đau kéo dài hay kèm theo các triệu chứng: chảy máu âm đạo, sốt, khó thở thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để biết rõ hơn về tình trạng của mẹ cũng như thai nhi.
  • Khả năng việc đau bụng dưới của bà bầu là do u nang buồng trứng cũng ít xảy ra. Tuy nhiên có một số thai phụ cũng đã từng gặp phải trường hợp buồng trứng bị xoắn hoặc nang bị vỡ gây nên các cơn đau dữ dội. Nếu rơi vào trường hợp này thì các thai phụ nên siêu âm cẩn thận thường xuyên và đến ngay bệnh viện nếu có bất kỳ triệu chứng khác thường nào.

Hy vọng sau những thông tin trên đây thì các mẹ bầu sẽ thấy yên tâm hơn và không phải hốt hoảng khi gặp trường hợp bà bầu nằm nghiêng bên trái bị đau bụng.

Xem thêm:

  • Lý do bạn cần nằm nghiêng bên trái ngay từ hôm nay
  • Bí quyết sống thọ khi bạn ngủ nằm nghiêng bên trái
  • Bà bầu nằm nghiêng về bên phải có sao không?