Bà bầu mang nhóm máu Rh- có nguy hiểm cho thai nhi không?

Bạn thường nghe nói đến bà bầu mang nhóm máu Rh- sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực và nguy hiểm đến thai nhi. Vậy thì nhóm máu Rh- này là gì và có những tác động nào đến thai nhi? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

Bà bầu mang nhóm máu Rh- có nguy hiểm cho thai nhi không? Bà bầu mang nhóm máu Rh- có nguy hiểm cho thai nhi không?

Bạn thường nghe nói đến bà bầu mang nhóm máu Rh- sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực và nguy hiểm đến thai nhi. Vậy thì nhóm máu Rh- này là gì và có những tác động nào đến thai nhi? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

Thế nào là nhóm máu Rh-? Kiến thức về máu Rh- cần biết

Máu người thường được phân chia theo hệ thống ABO với 4 nhóm máu chính là nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB và nhóm máu O. Hệ thống này được tổ chức dựa trên sự hiện diện của 2 loại kháng nguyên là A và B.

Ngoài hai kháng nguyên trên, các nhà khoa học còn tìm ra một số kháng nguyên khác có trong máu, trong đó, nổi bật là kháng nguyên Rhesus – có ký hiệu là Rh – phân bố tương đối thưa thớt trên bề mặt của hồng cầu.

Dựa trên sự có hay không của kháng nguyên Rhesus trong máu mà hệ thống máu Rh sẽ được chia thành 2 nhóm chính:

  • Nhóm máu Rh+: trong cơ thể tồn tại kháng nguyên Rh.
  • Nhóm máu Rh-: trong cơ thể không tồn tại kháng nguyên Rh.

Kháng của Rh là một yếu tố di truyền và giữa 2 nhóm máu này có sự tương tác không qua lại. Vì thế, cần phải cẩn thận khi truyền máu. Nếu một người mang nhóm máu Rh+, người này có thể nhận máu Rh+ hay Rh- đều được. Tuy nhiên, nếu bạn là người mang nhóm máu Rh-, khi cần truyền máu, bạn chỉ có thể nhận máu Rh- thôi. Nguyên nhân là vì nếu như người kh6ng có kháng thể Rh (nhóm máu Rh-) được truyền máu mang kháng thể Rh (nhóm máu Rh+), cơ thể sẽ phát hiện dấu hiệu lạ và sản xuất kháng thể chống Rh. Điều này sẽ gây ra hiện tượng ngưng kết hồng cầu và dẫn đến tai biến.

Hầu hết dân số trên thế giới hiện nay đều mang nhóm máu Rh+. Theo một số thống kê từ WHO, tỷ lệ nhóm máu Rh+ được tìm thấy ở người da trắng là 85%, ở người da đen (Mỹ) là 95% và 100% người Phi. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mang nhóm máu Rh+ lên đến 99.92% dân số và chỉ có 0.08% mang nhóm Rh-. Điều này chứng tỏ Rh- là loại máu hiếm.

Vì là máu hiếm và cũng vì sự “kén chọn” đối với Rh+ mà bà bầu mang nhóm máu Rh- sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến thai nhi trong bụng.

vicare.vn-ba-bau-mang-nhom-mau-rh-co-nguy-hiem-cho-thai-nhi-khong-body-1

Bà bầu mang nhóm máu Rh- ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bà bầu mang nhóm máu Rh- có làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hay không.

Nếu như cả mẹ và ba đều cùng nhóm máu Rh-, em bé cũng sẽ mang nhóm máu Rh- và dĩ nhiên, ngoài việc mang trong mình máu hiếm, sức khỏe của bé sẽ không có vấn đề gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ mang nhóm máu Rh- và ba có nhóm máu Rh+, mọi chuyện sẽ rắc rối hơn rất nhiều. Nếu như mẹ mang thai lần đầu, quá trình sẽ diễn ra bình thường và em bé khi sinh ra vẫn có thể khỏe mạnh.

Trái lại, nếu như mẹ đã từng sinh con, hoặc đã từng mang thai nhưng bị sảy thai hoặc nạo hút, hủy thai nhi..., trong cơ thể của mẹ sẽ xuất hiện kháng thể chống Rh. Vậy thì kháng thể này xuất hiện như thế nào?

Ở lần mang thai đầu tiên, kháng nguyên Rh sẽ di truyền từ bố sang em bé, lúc này, do máu của mẹ chưa từng tiếp xúc với kháng nguyên Rh nên không sản xuất kháng thể, em bé vẫn có thể chào đời bình an. Tuy nhiên, máu của thai nhi sẽ tuần hoàn vào máu mẹ khi sinh, đặc biệt là sinh mổ lấy thai.

Máu mang Rh đi vào cơ thể sẽ khiến kháng thể chống Rh hình thành, và mẹ sẽ miễn dịch vĩnh viễn với loại kháng nguyên này. Ở lần mang thai tiếp theo, bé vẫn sẽ tiếp tục mang yếu tố Rh di truyền từ bố (nhóm máu Rh+), mà lúc này trong cơ thể của mẹ đã tồn tại các kháng thể chống Rh. Các kháng thể này sẽ đi theo đường nhau thai để tấn công vào hồng cầu của thai nhi, gây ra các chứng vàng da, thiếu máu, thậm chí là những biến chứng nghiêm trọng hơn như suy gan, suy tim.

vicare.vn-ba-bau-mang-nhom-mau-rh-co-nguy-hiem-cho-thai-nhi-khong-body-2

Cần làm gì khi bà bầu có nhóm máu Rh-?

Việc bà bầu mang nhóm máu Rh- hiển nhiên sẽ có ảnh hưởng đến thai nhi nếu như thai nhi mang nhóm máu Rh+. Vì thế, cần phải có những giải pháp xử lý phù hợp.

Đối với trường hợp chưa từng mang thai và đang có ý định sinh em bé, cần phải dự phòng trước bằng cách tiêm một loại kháng thể mang tên Anti-D vào cơ thể. Kháng thể này được tiêm theo đường cơ đùi, hoạt động nhanh và phá hủy các tế bào hồng cầu của thai nhi trước khi lượng hồng cầu này được tuần hoàn vào máu mẹ trong quá trình mang thai. Chính việc ngăn cản này sẽ giúp máu của mẹ không cần tiếp xúc với Rh, từ đó không có cơ sở để hình thành kháng thể chống Rh.

Đối với mẹ mang thai lần đầu, cần phải xét nghiệm để tìm kháng thể chống Rh trong cơ thể. Xét nghiệm này cần phải thực hiện thêm một lần nữa khi thai đủ 28 tuần tuổi. Sau khi sinh, để đảm bảo an toàn cho thai nhi tiếp theo, mẹ cần phải tiêm kháng thể anti-D trong vòng 72 giờ. Việc tiêm phòng này sẽ cản trở sản xuất kháng thể chống Rh.

Trong trường hợp máu của mẹ đã xuất hiện kháng thể chống Rh, mẹ cần thường xuyên kiểm tra và theo dõi sát tình trạng của thai nhi. Ngay trước khi sinh, có thể thực hiện một số thủ thuật truyền máu để phòng tránh tình huống thiếu máu ở bé.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về tầm ảnh hưởng của bà bầu mang nhóm máu Rh- đối với thai nhi. Hãy nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm máu và có giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

Xem thêm:

  • Nhóm máu Rh dương tính hoặc âm tính có ý nghĩa gì?
  • Những điều chưa biết về nhóm máu Rh và kháng nguyên Rh
  • Nhóm máu B Rh+ có phải nhóm máu hiếm không?