Bà bầu đi máy bay cần lưu ý những gì?
Khi bạn mang thai và cần di chuyển trên quãng đường dài, thì máy bay được xem là phương tiện an toàn, tiết kiệm thời gian nhất. Cùng HoiBenh tìm hiểu kinh nghiệm hữu ích dành cho những bà mẹ tương lai khi đi máy bay nhé.
Bà bầu đi máy bay cần lưu ý những gì?
Khi bạn mang thai và cần di chuyển trên quãng đường dài, thì máy bay được xem là phương tiện an toàn, tiết kiệm thời gian nhất. Tuy nhiên, bà bầu đi máy bay cũng cần có những lưu ý đặc biệt hơn so với hành khách bình thường. Cùng HoiBenh tìm hiểu một số kinh nghiệm hữu ích dành cho những bà mẹ tương lai khi đi máy bay nhé.
1. Kinh nghiệm khi đi máy bay
Bạn cần xác định là bạn chuẩn bị bay đi đâu, chuyến bay dài hay ngắn.
Khi các bà bầu đi máy bay thì cần nhớ xem thai kỳ đang là bao nhiêu tháng, tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Các mẹ có tiền sử say thai hay đang mang thai sinh đôi hoặc sinh ba, di chuyển có khó khăn hay không? Những điều này, bạn chỉ cần trao đổi với bác sĩ sản khoa của bạn để cân nhắc kỹ lưỡng trước khi bạn muốn đi bằng máy bay. Trong trường hợp sức khỏe của mẹ không đảm bảo, bác sĩ có thể khuyên bạn nên ở nhà dưỡng thai.
Bạn nên tìm hiểu thật kỹ một số quy định của các hãng hàng không bằng cách là gọi đến số đường dây nóng của hãng mà bạn dự định bay để hỏi trước khi bạn đặt vé. Các hãng hàng không thường có những quy định khác nhau cho phụ nữ mang thai và họ có quyền từ chối cho bà bầu đi máy bay, đặc biệt là khi thai kỳ của bạn càng lớn.
2. Quy định chung của các hãng hàng không dành cho bà bầu đi máy bay
Theo quy định trước đây thì khi bạn mang thai dưới 8 tháng thì bạn vẫn có thể bay bình thường, miễn là có giấy chứng nhận của bác sĩ.
Với các mẹ mang thai dưới 24 tuần thì các bác sĩ sẽ cấp cho bạn giấy chứng nhận đủ sức khỏe khi bay nếu như tình trạng của bạn và bé bình thường.
Trong giai đoạn từ 14 đến 27 tuần là thời gian tốt nhất để các bà bầu đi máy bay vì thời điểm này thai nhi đã khá ổn định. Các mẹ nên thông báo với nhân viên check-in mặt đất rằng bạn đang mang thai trước khi làm thủ tục.
Khi làm thủ tục check-in, các mẹ ngoài cung cấp giấy tờ tùy thân ID – Passport, thì bạn cần cung cấp giấy chứng nhận đủ sức khỏe khi bay hoặc sổ khám thai, phiếu siêu âm chứng minh được tuần tuổi của thai nhi. Hành khách sẽ được nhân viên yêu cầu ký vào giấy miễn trừ trách nhiệm tại sân bay.
Hành khách mang thai 28 – 32 tuần thì khi làm thủ tục check-in, ngoài giấy tờ tùy thân thì cần cung cấp thêm sổ/giấy khám thai hoặc giấy chứng nhận đủ sức khỏe khi bà bầu đi máy bay có giá trị trong vòng 7 ngày so với ngày khởi hành nếu như bạn có ý định sử dụng giấy này cho cả hành trình bạn đi và về. Bạn nên mang đủ hồ sơ suốt quá trình thai kỳ để chứng minh bạn ổn định và không có dấu hiệu bất thường.
Với các bà bầu đi máy bay khi thai kỳ đã trên 32 tuần thì hãng hàng không có quyền từ chối cho các mẹ lên máy bay.
Với các trường hợp như mang thai sinh đôi, sinh ba, nặng nề mà lại phải đi một mình, mắc bệnh tiểu đường hay cao huyết áp, có bất thường về nhau thai,... thì các mẹ nên tránh đi máy bay.
3. Những điều cần biết khi bà bầu đi máy bay khi qua cổng an ninh mặt đất và khi bay
Các mẹ bầu đi máy bay thường được khuyên là không nên đi qua cửa scan tại sân bay. Bạn có thể thông báo với nhân viên an ninh là bạn đang mang thai kèm giấy tờ liên quan chứng nhận việc này. Ở một số sân bay, bạn sẽ có lối đi riêng hoặc là nhân viên sẽ tắt máy để bạn bước qua và cho nhân viên an ninh nữ soát cơ thể.
Cứ 15 -20 phút bạn nên duỗi thẳng, uốn cong bàn chân và cẳng chân tại chỗ để máu lưu thông tốt và giảm nguy cơ máu vón cục, sưng bàn chân.
Với các bà bầu đi máy bay, khi bị ù tai bạn có thể nuốt nước bọt nhiều lần hoặc ngáp. Nếu như bạn vừa bị nghẹt mũi lại ù tai thì bạn chỉ cần bịt chặt mũi rồi dùng hết hơi đẩy ra phía ngoài cho đến khi cảm nhận nghe bình thường là được.
Như vậy, HoiBenh đã chia sẻ một số lưu ý khi các bà bầu đi máy bay. Để đảm bảo an toàn cho bạn cũng như các bé, các thai phụ cần hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xem có nên di chuyển bằng máy bay hay không.