Bà bầu đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Đi bộ là một trong các hoạt động thể lực mức độ trung bình được các tổ chức y khoa thế giới và trong nước khuyến cáo để giảm các nguy cơ thai kỳ cho mẹ và con. Đi bộ đúng cách như thế nào? Bà bầu đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Bà bầu đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Bà bầu đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Đi bộ là một trong các hoạt động thể lực mức độ trung bình được các tổ chức y khoa thế giới và trong nước khuyến cáo để giảm các nguy cơ thai kỳ cho mẹ và con. Đi bộ đúng cách như thế nào? Bà bầu đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Đi bộ có phải là bài tập thể lực tốt trong thai kỳ?

Đi bộ là hoạt động thể lực tuyệt vời, an toàn cho bà bầu, đây là một cách lý tưởng để chắc chắn rằng bà bầu vận động trong thai kỳ.

Đi bộ nhanh (brist walking) giúp vận động tim và phổi, tư thế cần chú ý là đầu gối và cổ chân không được dùng đến. Đi bộ nhanh thì tốt hơn so với việc đi bộ thông thường.

Những lợi ích về sức khỏe khi đi bộ trong thai kỳ

Theo hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ, việc đi bộ trong thai kỳ làm giảm các nguy cơ thai kỳ nghiêm trong như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, và tăng cân quá mức trong thai kỳ. Không những đối với mẹ, mà đối với thai nhi, việc đi bộ trong thai kỳ giúp góp phần tạo ra cân nặng thai nhi khỏe mạnh và giảm nguy cơ sinh non.

Bà bầu đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Bà bầu có thể đạt hiệu quả cao nhất bằng việc đi bộ trong thai kỳ như thế nào?

Nếu bạn đã thường xuyên đi bộ trước khi mang thai, hãy tiếp tục bài tập này. Nếu bạn mới tập, hãy bắt đầu bằng đi bộ 15 phút, 3 lần mỗi tuần. Khi bạn quen rồi, bạn đi bộ lên 30 phút, 4 lần mỗi tuần. Nếu bạn muốn, bạn có thể đi bộ lâu hơn thế. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn cần tạm dừng hoặc đi chậm lại khi bạn cảm thấy mệt, hoặc đau. Cơ thể đang nói cho bạn biết khi nào cần dừng.

Nếu bạn có ít thời gian, kết hợp việc đi bộ với công việc hằng ngày của mình. Chẳng hạn như hãy đi bộ thay vì lái xe

Bà bầu nên đi bộ trong bao lâu?

Bác sĩ khuyến nghị rằng bạn nên hoạt động thể lực mức độ trung bình (moderate exercise) khoảng 150 phút mỗi tuần trong thai kỳ. Đi bộ nhanh hoặc đi lên dốc là các ví dụ của hoạt động thể lực mức độ trung bình. Nói cách khác, bạn nên đi bộ khoảng 30 phút 5 ngày mỗi tuần.

Cách áp dụng đi bộ theo tam cá nguyệt thai kỳ

Tam cá nguyệt thứ nhất

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, khi thai vẫn còn nhỏ, bạn sẽ không thấy có gì thay đổi so với đi bộ trước khi mang thai. Một số tư thế cần lưu ý là khi bạn đi bộ, hãy đặt gót chân của bạn lên mặt phẳng trước, rồi mới tới ngón chân, chứ không nên đặt nguyên bàn chân lên mặt phẳng đi bộ.

Tam cá nguyệt thứ 2

Trong thời gian này, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn khi đi bộ, tuy nhiên lúc này khi thai đang phát triển, cơ thể sẽ chịu một trọng lượng lớn hơn, có thể khiến bạn cảm thấy đau chân. Một số mẹo để phòng tránh và giảm thiểu đau hông lưng, đau chân khi đi bộ là:

  • Giữ lưng thẳng với đầu, cằm
  • Đung đưa tay để thăng bằng nếu bạn cần.
  • Bước đi của bạn giờ đây ngắn hơn, điều này là do vùng hông và đầu gối của bạn đang làm rất nhiều việc, và chúng có thể bị đau nếu bạn làm việc quá sức. Hãy lắng nghe cơ thể bạn, đừng đi bộ đến khi hết hơi.

Tam cá nguyệt thứ 3

Duy trì việc đi bộ khoảng cách dài nhất có thể, nếu bạn đau lưng khi đi bộ, hãy báo điều này cho nhân viên chăm sóc y tế của bạn.

vicare.vn-ba-bau-di-lai-nhieu-co-anh-huong-den-thai-nhi-hay-khong-body-2
Đi bộ cuối thai kỳ: Tuyệt chiêu giúp mẹ bầu “vượt cạn” “dễ như trở bàn tay"

Bà bầu đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Không có thống kê về khoảng cách đi bộ ảnh hưởng đến thai kỳ. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến nghị rằng bà bầu nên vận động mức độ trung bình, nghĩa là việc vận động làm tăng nhịp tim của bạn và bạn có thể đổ mồ hôi, nhưng vẫn nói chuyện được. Nếu bạn hụt hơi, nghĩa là bạn đã vận động quá sức.Các dấu hiệu bạn cần ngừng vận động:

  • Chóng mặt
  • Đau ngực hoặc đánh trống ngực
  • Đau hông lưng
  • Buồn nôn, nôn và hoặc cảm thấy yếu
  • Cảm thấy rất nóng nực
  • Phù chân và tay

Bà bầu nên đi bộ trong thai kỳ 30 phút mỗi ngày, trong 5 ngày mỗi tuần, vào 3 tháng đầu và 3 tháng giữa, và giảm đi trong 3 tháng cuối. Đi bộ nhanh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn đi bộ thông thường, một số lưu ý cho mẹ bầu khi thực hành là: giữ lưng thẳng với cằm và đầu, đặt gót chân lên mặt phẳng rồi đến các ngón chân, hãy ngừng đi bộ khi cảm thấy mệt, chóng mặt, buồn nôn, hoặc hụt hơi. Bà bầu đi lại nhiều không ảnh hưởng đến thai nhi mà cần lắng nghe cơ thể mình để quyết định đi bộ trong bao lâu, khoảng cách bao nhiêu, bao nhiêu lần tùy theo mỗi bà bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Xem thêm:

  • Mang thai 3 tháng cuối có nên đi bộ nhiều không?
  • 5 hoạt động tốt cho bà bầu “vượt cạn”
  • 6 bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu mang thai