Bà bầu đi khám thai nên mặc gì?
Với những người lần đầu mang thai còn nhiều bỡ ngỡ, việc thắc mắc những thông tin liên quan đến việc khám thai là điều vô cùng dễ hiểu. Trong số đó có cả những câu hỏi đơn giản như bà bầu đi khám thai nên mặc gì?
Bà bầu đi khám thai nên mặc gì?
Với những người lần đầu mang thai còn nhiều bỡ ngỡ, việc thắc mắc những thông tin liên quan đến việc khám thai là điều vô cùng dễ hiểu. Trong số đó có cả những câu hỏi đơn giản như bà bầu đi khám thai nên mặc gì?
Để có thể sinh ra những em bé khỏe mạnh, việc thăm khám đúng lịch trong suốt thời gian mang thai giữ vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, ngoài việc tìm hiểu trang phục khi đi khám thai, các mẹ đừng quên ghi nhớ lịch khám thai cụ thể theo từng tuần thai dưới đây.
1. Các mốc khám thai các mẹ cần nhớ
Theo thông tin khuyến cáo từ Bộ Y Tế, trong suốt 9 tháng mang thai các mẹ cần phải trải qua ít nhất 3 lần khám thai cơ bản. Tuy nhiên, số lần đầy đủ hơn phải là 7 lần nếu sức khỏe của mẹ duy trì ổn định. Trong trường hợp mẹ bị huyết áp cao, mắc các bệnh về tim hay tiểu đường, số lần thăm khám sẽ cao hơn tùy vào khuyến cáo của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé duy trì ổn định.
- Khám thai lần 1 (thai từ 6-8 tuần): Lần khám này được thực hiện sau khi bạn có dấu hiệu chậm kinh khoảng 2 tuần. Thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ xác định chính xác việc bạn có đang mang thai hay không cũng như đưa ra dự đoán ngày sinh của bé.
- Khám thai lần 2 ( thai từ 11-13 tuần); Đây là mốc khám thai vô cùng quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ lỡ. Thông qua siêu âm các bác sĩ sẽ đo độ mờ da gáy để dự đoán các căn bệnh như Down, dị dạng tim, tứ chi...Ngoài siêu âm 3D, thai phụ cũng được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm Double Test để tầm soát thêm một số bất thường bẩm sinh khác có thể xuất hiện.
- Khám thai lần 3 (thai 16 tuần): Lần khám này được thực hiện thông thường với hình thức siêu âm 2D. Tùy trường hợp mà thai phụ có thể cân nhắc thực hiện xét nghiệm Triple test.
- Khám thai lần 4 (thai 22-23 tuần): Mốc khám thai này là mốc khám quan trọng thứ 2 các mẹ cần phải thực hiện sau mốc 12 tuần. Đây là thời điểm kiểm tra các dị tật nội tạng cũng như bên ngoài như sứt môi, hở hàm ếch... Từ đây, bác sĩ sẽ tư vấn hướng can thiệp phù hợp nếu không may thai phụ phát hiện các dị tật bẩm sinh ở bé.
- Khám thai lần 5 (thai 26 tuần): Mốc thăm khám thông thường kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Nếu mang thai lần 1, các mẹ cũng được tiêm mũi uốn ván đầu tiên. Nếu mẹ mang thai lần thứ 2, các mẹ cũng được khuyến cáo tiêm uốn ván ở thời điểm này.
- Khám thai lần 6 (thai 31-32 tuần): Qua siêu âm 3D, bác sĩ sẽ phát hiện được một số bất thường ở tim, động mạch hoặc các vấn đề liên quan đến não như giãn não thất..., Ngoài ra, bác sĩ cũng chẩn đoán ngôi thai của thai nhi. Trong lần khám thai này, những mẹ lần đầu mang thai sẽ được tiêm mũi uốn ván thứ 2.
- Khám thai lần 7 (thai 36 tuần): Thai phụ được kiểm tra nước ối, dây rốn kỹ lưỡng. Bác sĩ cũng đo cân nặng của thai để mẹ kịp thời bổ sung dinh dưỡng. Đồng thời, đây cũng là lần khám bác sĩ đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh thường hay sinh mổ.
Sau lần thứ 7, tùy vào tình trạng mỗi người mà bạn cần tiến hành thăm khám tiếp tùy theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2. Bà bầu đi khám thai nên mặc gì?
Để giúp việc khám thai, đặc biệt là việc siêu âm diễn ra thuận lợi, nếu thai còn nhỏ, các mẹ có thể mặc váy hoặc quần thun co giãn tùy theo ý muốn. Khi thai lớn, các mẹ nên mặc váy rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc váy liền bó sát, quần áo bò sát gây khó khăn và mất thời gian khi khám.
Thông thường, việc thăm khám khi mang thai chủ yếu thực hiện qua hình thức siêu âm. Dù vậy, vẫn có một số mẹ bầu rơi vào tình huống viêm nhiễm phụ khoa ở giai đoạn này. Nếu có nhu cầu siêu âm kết hợp khám phụ khoa, tốt nhất bạn nên mặc váy rộng mỗi khi đi khám. Điều này giúp việc thăm khám nhanh do bạn chỉ cần kéo váy lên cao là được.
Trên đây là lời giải cho câu hỏi bà bầu đi khám thai nên mặc gì. Các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bản thân mình khi thăm khám trong thời gian tới. Chúc các thai phụ có được sức khỏe tốt trong suốt 9 tháng mang thai và vượt cạn thành công giúp mẹ tròn, con vuông.
Xem thêm:
- Khám sàng lọc trước sinh gồm những gì?
- Những điều cần biết về lịch khám thai định kỳ
- Lich khám bệnh hàng ngày của Bác sĩ Bệnh viện phụ sản Mekong