Bà bầu đi đường xóc có ảnh hưởng tới thai nhi?

Khi mang thai, mọi hành động nhỏ các mẹ đều lo lắng có ảnh hưởng đến thai nhi không. Điều kiện địa hình đường xá đi lại khó khăn, đi đường xóc có ảnh hưởng tới thai nhi không?đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bà bầu đi đường xóc có sao không? HoiBenh sẽ giải đáp khúc mắc cho các mẹ ở bài viết dưới đây.

Bà bầu đi đường xóc có ảnh hưởng tới thai nhi? Bà bầu đi đường xóc có ảnh hưởng tới thai nhi?

Khi mang thai, mọi hành động nhỏ các mẹ đều lo lắng có ảnh hưởng đến thai nhi không. Điều kiện địa hình đường xá đi lại khó khăn, đi đường xóc có ảnh hưởng tới thai nhi không? đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bà bầu đi đường xóc có sao không? HoiBenh sẽ giải đáp khúc mắc cho các mẹ ở bài viết dưới đây.

Bà bầu đi đường xóc có ảnh hưởng tới thai nhi?

  • Những bà mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non, đẻ rơi hoặc tình trạng hiện tại bác sĩ chẩn đoán dọa sinh non, dọa sảy thai, dây rau bám thấp... thì mẹ cần chú ý hơn trong vấn đề đi lại.
  • Tình trạng mẹ hay bị hoa mắt, chóng mặt, tay lái yếu... đường xóc có thể khiến các mẹ dễ ngã hơn, nên phải thực sự cẩn thận.
  • Khi bị xóc nhiều, lúc này cơ quan tiêu hóa của mẹ hoạt động không được tốt, rất dễ kích thích gây nôn. Nôn nhiều có thể gây mất nước, mất điện giải, hạ đường huyết, tăng áp lực trong ổ bụng, có thể gây kích thích cơn co tử cung đẩy thai ra ngoài, gây sảy thai, sinh non.
  • Khi bị xóc nhẹ thì có thể sẽ không sao, nhưng mạnh, nhiều, liên tục có thể dọa sảy thai, sinh non, vỡ ối...

Bà bầu đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

  • Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra đi lại có ảnh hưởng đến thai nhi. Trừ trường hợp mẹ bầu có tiền sử sảy thai, sinh non, rau bám thấp... đi lại là chống chỉ định tương đối đối với trường hợp này. Những trường hợp này rất dễ phải nằm gác chân ở nhà một thời gian, để thai ổn định, đi bộ với những trường hợp này là không nên.
  • Tuy nhiên, đối với những bà mẹ bầu sức khỏe bình thường. Đi lại sẽ tốt cho thai nhi. Giúp thai phát triển tốt hơn, vận động tốt hơn. Tránh cho mẹ cảm giác mệt mỏi, buồn nôn khi ngồi nhiều.
  • Mặc dù vậy, đi lại một mức vừa phải sẽ tốt hơn là đi lại nhiều. Đi lại nhiều, chạy nhảy có thể gây sa tử cung. Do tử cung mang nặng, còn phải vận động theo cơ thể di chuyển nhiều, khiến tử cung bị sa xuống. Có nguy cơ sinh non, sảy thai...
vicare.vn-ba-bau-di-duong-xoc-co-anh-huong-toi-thai-nhi2
  • Đi lại nhiều sẽ khiến nhiều mẹ bị phù chân tay. Do khi cơ thể vận động nhiều, lại mang thai nên chẹn các mạch máu, cơ hơn so với bình thường. Dễ gây tình trạng dịch trong lòng mạch thoát ra ngoài, gây phù.
  • Đi lại nhiều có thể khiến nhiều mẹ có thể bị ngất, chóng mặt, hoa mắt... do mẹ phải vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng, thiếu máu.
  • Đi nhiều có thể gây kích thích vùng bụng, nhiều mẹ có thể gây đau do cơ co bóp tử cung hoặc do vấn đề kích thích.
  • Việc đi nhiều cũng có thể khiến nhiều mẹ mệt mỏi, dễ cáu gắt, không muốn ăn. Ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé trong bụng mẹ.

Những điều cần chú ý cho mẹ bầu khi đi lại

  • Nếu bạn phải thường xuyên đi lại nhiều do tính chất công việc. Để hạn chế sự lo lắng đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bạn hãy đi làm bằng oto nếu có thể, hoặc di chuyển bằng taxi.
  • Bạn có thể chuyển công việc khác, ngồi bàn máy để bớt di chuyển hơn.
  • Ở những cung đường xóc, nhưng buộc lòng bạn phải di chuyển bằng xe máy. Bạn hãy tìm những con đường khác, có thể dài hơn một chút, nhưng dễ đi hơn, không xóc để di chuyển.
  • Bạn có thể đeo đai đỡ bụng, để hạn chế tác động của xóc đối với thai nhi. Hoặc dùng vòng đỡ tử cung, trong trường hợp tử cung bạn có nguy cơ sa hoặc nguy cơ dọa đẻ non. Vấn đề này, bạn nên tham khảo bác sĩ điều trị.
  • Trường hợp bạn đi ô tô bị say, bạn nên tập luyện đi xe bus nội thành trước khi mang thai, hoặc mở cửa kính, không nhìn vào điện thoại khi đi xe, có thể nghe một bài hát sôi động yêu thích... các cách này sẽ hạn chế tình trạng say xe của bạn, khiến bạn tập trung vào một cái khác thay vì cứ nghĩ đến say xe.
  • Bạn nên tập luyện một môn thể thao như yoga lúc mang thai, sẽ rất tốt cho mẹ và bé. Giúp con khỏe, mẹ khỏe. Cơ thể mẹ sẽ dẻo dai hơn, cơ tử cung cũng được vận động, hoạt động nâng đỡ tốt hơn để chống lại các yếu tố ngoại cảnh.
  • Nếu đi đường, nếu cảm thấy không khỏe, bạn nên nhờ người lái xe thay mình. Bạn sẽ có thời gian nghỉ ngơi hơn. Ngồi sau cũng sẽ tránh xóc hơn là ngồi vị trí lái xe
vicare.vn-ba-bau-di-duong-xoc-co-anh-huong-toi-thai-nhi3

Bà bầu nên đi bộ từ lúc nào?

  • Nhiều bà mẹ sợ đi bộ nhiều bị động thai, hoặc là đi bộ nhiều sợ bị phù. Nên rất ít di chuyển, thường xuyên ngồi một chỗ. Điều này không hề tốt chút nào cho sự phát triển của thai nhi. Thai nhi sẽ vận động tốt hơn trong bụng mẹ khi cơ thể mẹ khỏe mạnh, linh hoạt hơn.
  • Ở những tháng cuối, lúc sắp sinh là lúc các mẹ nên đi bộ thêm để tăng cường sức dẻo dai của cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu, tốt cho tim mạch, giúp cuộc sinh nở được diễn ra thuận lợi hơn.
  • Mẹ có thể đi bộ vào buổi sáng sớm, hoặc buổi chiều tối mát mẻ, dễ chịu.

Trong thời kỳ mang thai, mẹ cần cẩn thận hơn trong đi lại. Nếu có điều kiện thì có thể di chuyển bằng oto sẽ tốt nhất cho các mẹ, hạn chế tình trạng xóc, trượt ngã. Lo lắng về bà bầu đi đường xóc có sao không? Đi đường xóc có ảnh hưởng tới thai nhi? Đi lại nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Vicare đã giải đáp cho các mẹ ở trên, mong rằng những kiến thức ở trên đã giúp các mẹ bớt lo lắng. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Xem thêm :

  • Sẩy thai và những quan niệm lệch lạc
  • Ai đang làm việc văn phòng trong tư thế này, đàn ông có thể đau tim, bà bầu sẩy thai
  • Bà bầu đi xe máy nhiều có gây sảy thai không?