Bà bầu cười nhiều có dễ gây sinh non như lời đồn thổi hay không?

Đối với những bà bầu đang mang thai 3 tháng cuối, bất kỳ nguyên nhân nào dẫn tới nguy cơ sinh non đều đáng để bận tâm. Và không ít thai phụ biết tới lời đồn: bà bầu mang thai 3 tháng cuối nếu cười nhiều rất dễ sinh non. Vậy lời đồn này có cơ sở thực tế không? Đáp án sẽ được gửi đến cho bạn ngay sau đây.

Bà bầu cười nhiều có dễ gây sinh non như lời đồn thổi hay không? Bà bầu cười nhiều có dễ gây sinh non như lời đồn thổi hay không?

Cười nhiều vào thời điểm mang thai 3 tháng cuối có sao không?

Theo nghiên cứu của các bác sĩ khoa Tâm lý học tại Hoa Kỳ thì thai nhi từ 6 tháng tuổi đã chịu ảnh hưởng bởi tâm trạng của người mẹ. Cách bạn chăm sóc cơ thể, ăn uống, giải tỏa căng thẳng,... đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh linh bé nhỏ trong bụng. Và tất nhiên khi bạn cười thì bé cũng sẽ cảm giác được.

Với câu hỏi bà bầu cười nhiều có sao không, câu trả lời là không. Thậm chí, nụ cười không chỉ làm mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối vui hơn mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho bé yêu. Cụ thể, một trận cười thoải mái sẽ giúp hơi thở bạn có nhiều oxy hơn, tăng lượng endorphin đưa đến não bộ. Điều này trực tiếp giúp bạn giải phóng được tình trạng căng cơ, tăng cường lưu thông máu, cải thiện hệ thống miễn dịch, giảm đau,... Và bé yêu trong bụng bạn sẽ được thừa hưởng hoàn toàn những lợi ích này. Một em bé được sinh ra từ người mẹ luôn vui vẻ sẽ lớn nhanh, thông minh hơn so với bé có mẹ hay căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực trong thời gian mang thai.

Vì vậy, việc mẹ bầu cười ít hay nhiều không hề ảnh hưởng tới thời điểm sinh nở. Nguy cơ sinh non xảy ra do nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Vậy nên, mẹ bầu có thể thoải mái tìm niềm vui cho mình mà không cần phải quá lo lắng tới những vấn đề xung quanh.

vicare.vn-ba-bau-cuoi-nhieu-co-de-gay-sinh-non-nhu-loi-don-thoi-hay-khong-body-1

Chia sẻ những nguyên nhân gây sinh non

Sinh non là trường hợp người mẹ mang thai 3 tháng cuối sinh con ở thời điểm thai kỳ từ 22 – 36 tuần. Đây là hiện tượng khá nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Những em bé ra đời quá sớm thường dễ bị suy hô hấp, mắc bệnh phổi mãn tính, chậm phát triển thần kinh,...

Có ba nguyên nhân thường gặp nhất khiến thai phụ sinh non bao gồm:

Do bệnh lý của người mẹ

Những thai phụ bị huyết áp cao, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, tử cung dị dạng, hở eo tử cung, từng sinh non hoặc nạo phá thai,... thì rất dễ sinh non. Ngoài ra, thai phụ trên 35 tuổi, thường xuyên phải làm việc quá sức hoặc bị căng thẳng thần kinh trong thời gian dài cũng rất dễ có những cơn co thắt tử cung sớm và sinh bé sớm hơn so với dự kiến.

Do các bất thường trong thai kỳ

Nguy cơ sinh non có thể gặp phải ở những thai phụ có thai kỳ bất thường như vỡ ối non, đa ối, đa thai hoặc thai dị dạng,...

Do vấn đề bất thường trên nhau thai

Những nguyên nhân như nhau tiền đạo, nhau bong non hoặc thiểu năng nhau thai,... đều khiến cơ thể người mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Và hậu quả là dẫn tới hiện tượng em bé ra đời sớm hơn nhiều so với dự kiến.

Biện pháp giảm nguy cơ sinh non ở các mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối

Thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng

Một chế độ ăn uống cân bằng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi, giảm nguy cơ bé ra đời quá sớm. Theo đó, các bà bầu nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, bông cải xanh, quả mơ,... vào chế độ ăn. Bên cạnh đó, bạn nên ăn thêm cá hồi, hạt lanh, trứng, quả óc chó,... vì chúng là những thực phẩm giàu axit béo Omega – 3 rất tốt cho bé yêu. Ngoài ra, thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao như cam, quýt, dâu, ót chuông hoặc giàu vitamin E như khoai lang, xoài, các loại hạt,... cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Kiểm soát cân nặng

Việc mẹ bầu tăng cân quá ít trong thai kỳ sẽ khiến em bé bị nhẹ cân khi sinh ra. Nhưng nếu vì thế mà bà bầu phải cố gắng ăn uống, dẫn tới tăng cân quá nhiều và quá nhanh, đặc biệt là vào thời kỳ mang thai 3 tháng cuối thì cũng không tốt. Nguyên nhân là bà bầu có trọng lượng quá khổ dễ phải đối diện với bệnh tiểu đường và tiền sản giật – những căn bệnh làm tăng nguy cơ sinh non. Vì vậy, chị em chú ý là nên duy trì mức tăng cân chuẩn trong thời kỳ mang thai.

vicare.vn-ba-bau-cuoi-nhieu-co-de-gay-sinh-non-nhu-loi-don-thoi-hay-khong-body-2

Khám thai định kỳ

Thực hiện kiểm tra thai định kỳ sẽ giúp các bà bầu có thể nắm bắt được chỉ số cơ thể của mình cũng như tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Và địa chỉ khám thai định kỳ được nhiều mẹ bầu lựa chọn hiện nay chính là Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Khi đến đây, bạn sẽ được đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tư vấn, đưa ra những hướng dẫn tốt nhất trong việc chăm sóc sức khỏe để giảm nguy cơ sinh non, giúp bé chào đời đúng thời điểm dự kiến.

Uống nhiều nước

Tình trạng mất nước sẽ dẫn đến các cơn co thắt tử cung sớm và tăng nguy cơ sinh non. Vì vậy, các bà bầu nên uống khoảng 2.5 lít nước mỗi ngày để giữ cho cơ thể đủ nước. Và nếu tập thể dục nhiều hoặc thời tiết nắng nóng, đổ nhiều mồ hôi thì mẹ bầu cần uống nhiều nước hơn.

Mong rằng thông tin trên đã giúp các bà bầu mang thai 3 tháng cuối có thể phòng ngừa được nguy cơ sinh non để chào đón bé yêu ở thời điểm thích hợp nhất.

Xem thêm:

  • 5 xét nghiệm mà bà bầu ba tháng cuối thai kỳ cần làm
  • Bà bầu khó thở 3 tháng cuối
  • Những thực phẩm bà bầu mang thai 3 tháng cuối không nên ăn