Bà bầu có nên truyền nước, truyền dịch khi bị mệt hay không?

Truyền nước, truyền dịch là phương pháp được nhiều người ưa thích bởi nó giúp sức khỏe phục hồi nhanh chóng, nhất là với những ai cơ thể đang bị suy nhược. Vậy đối với chị em phụ nữ đang mang thai thì sao? Liệu bà bầu có nên truyền nước, truyền dịch khi bị mệt hay không?

Bà bầu có nên truyền nước, truyền dịch khi bị mệt hay không? Bà bầu có nên truyền nước, truyền dịch khi bị mệt hay không?

Truyền nước, truyền dịch là phương pháp được nhiều người ưa thích bởi nó giúp sức khỏe phục hồi nhanh chóng, nhất là với những ai cơ thể đang bị suy nhược. Vậy đối với chị em phụ nữ đang mang thai thì sao? Liệu bà bầu có nên truyền nước, truyền dịch khi bị mệt hay không?

Truyền nước, truyền dịch là gì?

Truyền nước, truyền dịch là biện pháp tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt những chất có lợi vào cơ thể nhằm điều trị bệnh, hỗ trợ hoặc phục hồi cơ thể. Đây được xem là một biện pháp tối ưu cho sức khỏe con người và chỉ thực sự có lợi khi chỉ số đạm, đường, muối khoáng, các chất điện giải thấp hơn bình thường.

Các trường hợp bệnh nhân được chỉ định truyền nước là khi cơ thể bị mất nước, mất máu, bị suy nhược, ngộ độc, trước và sau khi phẫu thuật, khi cấp cứu hoặc khi cần đưa thuốc vào máu...

Tuy nhiên, truyền nước không đúng cách hay việc lạm dụng truyền nước có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc, không ít trường hợp gặp phải tai biến. Với những người đang mệt mà tự ý truyền nước thì điều này có thể dẫn đến tử vong. Do đó, cần phải có sự chỉ định của bác sĩ trước khi truyền nước để đảm bảo an toàn.

vicare.vn-ba-bau-co-nen-truyen-nuoc-truyen-dich-khi-bi-met-hay-khong-body-1

Bà bầu có nên truyền nước, truyền dịch khi bị mệt hay không?

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường xuyên mắc phải các hiện tượng mất sức, buồn nôn và cơ thể cực kỳ mệt mỏi. Khi đó, các mẹ thường lạm dụng việc truyền nước để lấy lại sức. Trên thực tế phương pháp này không đúng về mặt khoa học bởi không phải trường hợp nào cũng có thể truyền dịch.

Về mặt y khoa, truyền nước, truyền dịch có thể chia làm 4 loại như sau:

  • Thứ nhất: là dịch truyền cung cấp nước và các chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải. Dung dịch để truyền có thể là dung dịch “ngọt” chứa đường glucose, dung dịch “mặn” chứa muối natri clorid hoặc dung dịch chứa nhiều chất điện giải có tên Ringer Lactat.
  • Loại thứ 2: là dung dịch tái lập cân bằng kiềm toan trong cơ thể được dùng trường hợp người bệnh bị thừa toan hoặc thừa kiềm. Truyền dịch loại này sẽ có tác dụng trung hòa sự thừa kiềm hay thừa toan. Ví dụ khi người bệnh bị toan huyết, bác sĩ chỉ định tiêm truyền dung dịch kiềm là natri bicarbonat.
  • Loại thứ 3: là dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể được dùng trong trường hợp người bệnh bị bệnh, không thể ăn được, đây là loại dịch truyền hay bị lạm dụng. Dịch truyền loại này cung cấp các vitamin, chất khoáng, axit amin thiết yếu cùng một số chất béo cho bệnh nhân.
  • Loại thứ 4: là dạng dịch truyền thay thế máu được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị mất máu. Dịch truyền loại này là các dung dịch keo chứa các chất có phần tử lớn như dextran có tác dụng tái lập khối lượng chất lỏng trong máu. Ngoài ra, người ta cần dùng dịch truyền có chứa thuốc như kháng sinh để tiêm truyền trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng. Bị nhiễm khuẩn nặng nếu dùng kháng sinh dạng uống sẽ không có hiệu quả.

Nếu mẹ bầu không thuộc một trong bốn trường hợp kể trên thì không nên tiến hành truyền nước, truyền dịch. Việc tiến hành truyền nước sai thời điểm, sai bệnh án và sai quy trình sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Theo các bác sĩ thì mẹ bầu có thể truyền nước, truyền dịch trong những trường hợp quá mất sức và không ăn uống được dài ngày. Tuy nhiên, việc mệt mỏi hay chóng mặt ở các bà bầu trong những tháng đầu là điều hết sức bình thường, xảy ra do sự thay đổi nội tiết, dinh dưỡng trong cơ thể và thường sẽ hết sau 3 tháng nên không cần thiết phải truyền nước, truyền dịch. Nếu chỉ vì mệt mỏi do nghén mà tiến hành truyền nước thì hoàn toàn không nên. Thay vào đó, mẹ nên đi đến những cơ sở uy tín để được thăm khám và đưa ra lời khuyên tốt nhất.

Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu là hãy nghỉ ngơi thật nhiều, ăn những món yêu thích và làm những việc bạn muốn làm để tâm lý thoải mái nhất Ngoài ra, nên ăn uống bổ sung vitamin, đặc biệt là bổ sung sắt và axit folic trong thời kỳ này để tránh nguy cơ thiếu máu thai kỳ.

vicare.vn-ba-bau-co-nen-truyen-nuoc-truyen-dich-khi-bi-met-hay-khong-body-2

Những lưu ý khi truyền nước cho bà bầu

Khi bắt buộc phải truyền dịch thì mẹ nên ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Chỉ nên truyền dịch khi có sự theo dõi của bác sĩ, vì bác sĩ chuyên khoa sẽ biết tình trạng của mẹ bầu và dùng đúng loại dịch và số lượng tương thích.
  • Tuyệt đối không nên tự ý truyền mà phải đến cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên khoa truyền và trực tiếp theo dõi để tránh hiện tượng sốc, các biến chứng để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Cần tuân thủ quy tắc y khoa về truyền tiêm để hạn chế khả năng nhiễm trùng, nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C...
  • Sau khi truyền dịch xong thì không nên về ngay mà nên đợi 15 – 30 phút xem cơ thể có dấu hiệu bất ổn nào hay không để có thể xử lý kịp thời.

Nói tóm lại, dù việc truyền dịch, truyền nước có hiệu quả như thế nào thì mẹ cũng nên nhớ là nó không thể thay thế cho việc bổ sung các dưỡng chất thông qua thực phẩm, bởi các dưỡng chất trong thực phẩm sẽ dễ dàng được cơ thể hấp thu hơn là các chất nhân tạo. Vì vậy, nếu cảm thấy sức khỏe và tình trạng ốm nghén không quá nghiêm trọng, bản thân có thể tự khắc phục được thì mẹ nên cố gắng chứ không nên lệ thuộc và quá lạm dụng vào dịch truyền để tránh gây phản tác dụng.

Xem thêm:

  • Bị cảm cúm có nên truyền nước không?
  • Học cách uống nước chữa bách bệnh lưu truyền ngàn năm của người Nhật
  • Những loại hoa quả tốt cho bà bầu