Bà bầu có nên ăn cá rô phi không?
Cá là nguồn thực phẩm an toàn và mang lại nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên ăn cá gì để tốt cho cả mẹ và bé hay ăn như thế nào cho đúng thì không phải mẹ bầu nào cũng biết. Vậy những loại cá tốt cho mẹ bầu là gì? Bà bầu có nên ăn cá rô phi không?
Bà bầu có nên ăn cá rô phi không?
1. Ăn cá rô phi có độc không?
- Cá rô phi là một trong những nguồn thực phẩm quen thuộc giúp tạo nên các món ăn được rất nhiều gia đình yêu thích.
- Cá rô phi là loại cá tăng trưởng nhanh và khỏe mạnh. Cá rô phi cũng cung cấp cho cơ thể con người một nguồn protein lành mạnh hơn so với các loại cá khác. Không những vậy, cá rô phi còn chứa ít chất béo, cholesterol và calorie hơn.
- Theo đông y, cá rô phi có vị ngọt, tính bình, không độc và có tác dụng bồi bổ cơ thể, mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe con người.
- Cá rô phi rất dễ sống ở nhiều môi trường khác nhau và rất dễ sinh sản và phát triển. Tuy nhiên, gần đây, trên mạng có một số bài viết cảnh báo về việc ăn cá rô phi có khả năng dẫn tới tình trạng nhiễm độc, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Một số nguồn thông tin cho rằng, ăn cá rô phi sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh suyễn, viêm khớp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gấp 10 lần. Do cá rô phi thường được nuôi trong môi trường chật hẹp, sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất thường xuyên để phòng bệnh cho cá, khi con người ăn cá rô phi thì sẽ gây hại gián tiếp đến cho sức khỏe. Điều này có thực sự chính xác không?
- Theo như Tiến sĩ Lê Thanh Lựu cho biết, các nguồn thông tin như trên là vô căn cứ và không có cơ sở khoa học. Chính vì những lời đồn đoán này đã làm ảnh hưởng đến những người nuôi cá rô phi nhỏ lẻ.
Cho đến nay, vẫn chưa có nhà khoa học hay công trình khoa học nào khẳng định về việc ăn cá rô phi gây nhiễm độc cho con người.
2. Bà bầu có nên ăn cá rô phi không?
Cá là nguồn thực phẩm an toàn và dưỡng chất đối với tất cả các đối tượng, trong đó có cả mẹ bầu. Tuy nhiên vẫn có một số loại cá không phù hợp với phụ nữ mang thai.
Theo như các chuyên gia dinh dưỡng thì cá rô phi có chứa nhiều chất dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất tự nhiên: protein, selen, acid béo, photpho, kali, vitamin B12, niacin, vitamin B6, acid pantothenic...những chất này đều rất có lợi cho cơ thể mẹ cũng như sự phát triển của bé.
Selen trong cá rô phi là một chất chống oxy hóa tự nhiên rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên không nên bổ sung quá nhiều các thực phẩm chứa nhiều selen vì có thể gây tác dụng phụ có hại đến sức khỏe.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, cá rô phi hoàn toàn an toàn, và mẹ bầu cũng nên ăn cá rô phi trong thai kỳ và trong thời gian cho con bú. Cá rô phi là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cung cấp các acid béo Omega 3 và protein, không chỉ bổ sung các dưỡng chất mà còn ngừa được nhiều bệnh lý khác.
Tuy nhiên, để tránh cảm giác chán, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều cá rô phi, hãy thay đổi thực đơn trong các bữa ăn để đảm bảo nguồn dưỡng chất cân bằng và hợp lý. Mẹ bầu chỉ nên ăn cá rô phi 2 lần/ 1 tuần là phù hợp.
3. Bà bầu không nên ăn cá gì?
Như vậy, thắc mắc bà bầu có nên ăn cá rô phi không đã được giải đáp. Câu trả lời là có, bởi cá rô phi chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt và an toàn. Vậy còn loại cá nào bà bầu không nên ăn?
Cá chứa nhiều thủy ngân
Ăn nhiều loại hải sản khác nhau có nguy cơ phơi nhiễm thủy ngân với phụ nữ mang thai và cho con bú.
Mẹ bầu không nên sử dụng quá nhiều hải sản sau: cá kình, cá mập, cá kiếm và cá thu vì chúng có hàm lượng thủy ngân cao.
Bà bầu không nên ăn nhiều cá ngừ
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm và Cục Bảo vệ môi trường cảnh báo, phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ nên tiêu thụ tối đa 175g cá ngừ mỗi ngày.
Cá ngừ là một trong những loại cá nằm trong danh sách bà bầu không nên ăn.
Các loại cá nuôi thả trong môi trường ô nhiễm
Bất kể thực phẩm nào trước khi sử dụng, mẹ bầu cũng nên biết rõ nguồn gốc và độ an toàn, để tránh gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm và có thể vô tình đưa nguồn thức ăn độc hại vào cơ thể.
4. Bà bầu nên ăn cá gì thì tốt?
Cá hồi
Cá hồi được coi là thực phẩm vàng giúp cung cấp nguồn DHA và Omega 3 cho cơ thể của mẹ và bé. Các dưỡng chất có trong cá hồi giúp ích cho sự phát triển của trí não và hệ thần kinh trong quá trình phát triển của bé yêu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 360 gam cá hồi mỗi tuần là đủ, do trong cá hồi vẫn có một lượng thủy ngân nhất định nên nếu ăn hàng ngày với một hàm lượng lớn có thể gây ra nguy cơ tích tụ thủy ngân trong cơ thể.
Cá chép
Cá chép là một trong những loại cá được biết đến là rất tốt cho mẹ bầu đang mang thai, đặc biệt là đối với những mẹ bầu bị động thai.
Cá chép có tác dụng bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, chữa ho, lở loét. Đối với bà bầu, cá chép còn có tác dụng an thai, bổ sung chất dinh dưỡng tốt nhất thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Cá chép có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: axit lutamic, glycine, chất béo, arginine. Vào mùa hè, hàm lượng protein của cá chép là phong phú nhất.
Cá trích
Cá trích cũng chứa rất nhiều Omega 3, rất tốt cho thai nhi. Hơn nữa, cá trích được đánh giá là rất ít mùi tanh nên ít có khả năng gây nghén cho mẹ bầu, thịt cá trích trắng ngọt, rất lành, đây là loại cá mà mẹ bầu không nên bỏ qua.
Cá chim
Thịt cá chim trắng, thơm, béo và rất giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100g cá chim thì có 75.2g nước; 19.4g protein; 5.4g lipid; 1.1g tro, 15mg canxi... các thành phần này đều rất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.
Cá diếc
Đây là một loại nước ngọt khá phổ biến, cá diếc được biết đến là loại cá ăn dặm cực tốt.
Trong đông y, cá diếc có vị ngọt, tính hàn, không mang độc mà còn có tác dụng chữa bệnh.
Trong cá diếc có chứa nhiều: canxi, photpho, sắt, vitamin B... rất tốt cho cả mẹ và bé.
Với các thông tin vừa được cung cấp trên đây, hy vọng mẹ bầu đã có thêm kiến thức để lựa chọn cá sao cho phù hợp. Cá là nguồn dinh dưỡng an toàn là nhiều dinh dưỡng mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Hãy lựa chọn loại cá thích hợp với nhu cầu và khẩu vị của bản thân, để vừa có được những bữa ăn ngon, vừa tốt cho sức khỏe.
Xem thêm:
- Bà bầu ăn nhiều hải sản có tốt không?
- Bà bầu có nên ăn dưa hấu lạnh không?
- Uống sữa bầu trước khi đi ngủ có tốt không?