Bà bầu bị trĩ nên sinh thường hay sinh mổ thì tốt?

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không, hay phải sinh mổ? Trên thực tế, bà bầu không thể tự mình lựa chọn hình thức sinh em bé khi bị trĩ. Đẻ mổ hay đẻ thường phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh trĩ, căn cứ vào đó bác sĩ sẽ đưa ra hình thức sinh phù hợp nhất sao cho không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bà bầu bị trĩ nên sinh thường hay sinh mổ thì tốt? Bà bầu bị trĩ nên sinh thường hay sinh mổ thì tốt?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị trĩ

Bệnh trĩ được coi là một trong những căn bệnh phổ biến, thường gặp ở bà bầu, dân văn phòng, những người ngồi nhiều, ít di chuyển. Bệnh trĩ xuất hiện ở khu vực hậu môn, trực tràng do một hoặc nhiều tĩnh mạch sưng phồng lên, tạo thành búi trĩ. Búi trĩ có thể nằm ở bên trong (trĩ nội) hoặc sa ra bên ngoài hậu môn (trĩ ngoại). Trĩ nhiều khó khăn, phiền toái cho người bệnh, đặc biệt đối với người mang bầu: khi đứng, khi ngồi đều cảm thấy đau; tiểu tiện, đại tiện đau rát; đại tiện kèm theo máu; máu chảy thành gọi, có khi thành tia máu dễ gây thiếu máu. Lý do gì khiến bà bầu hay bị trĩ, hãy cùng HoiBenh điểm qua một vài lý do chính sau đây:

  • Táo bón: Nội tiết tố progesterone sẽ có xu hướng gia tăng trong thai kỳ, làm chậm sự co bóp của nhu động ruột, dẫn đến hiện tượng bà bầu bị táo bón, về lâu dài gây nên trĩ.
  • Sự gia tăng về kích thước và khối lượng của thai nhi trong những tháng cuối của thai kỳ thường gây ra những áp lực trực tiếp lên vùng chậu, mạch máu khiến máu khó lưu thông, làm giãn tĩnh mạch từ đó hình thành bệnh trĩ.
  • Bà bầu ít di chuyển, vận động, hay ngồi nằm một chỗ.
  • Bà bầu bị thừa cân, béo phì trước khi mang thai có nguy cơ bị trĩ cao hơn những người khác.
  • Chế độ ăn uống quá nhiều đạm, protein mà không chú trọng bổ sung thêm vitamin, chất xơ - những dưỡng chất giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách trơn tru.
  • Ngoài ra, trong lần sinh em bé trước đó, một số bà bầu bị trĩ là hậu quả của việc tầng sinh môn bị rách; khi khâu một số mạch máu bị khâu chít, sau một thời gian thì hình thành nên các búi trĩ.
vicare.vn-vet-mo-de-bi-cung-me-phai-lam-gi-body-2

Bà bầu bị trĩ nên sinh thường hay sinh mổ thì tốt?

Trĩ là nỗi lo lắng thường trực của bất kỳ người bệnh nào; đặc biệt với bà bầu, trĩ còn ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. Nhắc đến vấn đề sinh nở khi bị trĩ, đã có hàng loạt các câu hỏi được đặt ra, phản ảnh phần nào nỗi lo lắng, băn khoăn của bà bầu: “Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không? Bà bầu bị trĩ có nên sinh thường? Hay bà bầu bị trĩ có nên sinh mổ không?”. Trên thực tế, sinh mổ hay sinh thường sẽ được quyết định bởi mức độ trĩ của bà bầu ra sao và diễn biến tình trạng bệnh như thế nào:

  • Sinh thường: Khi bệnh trĩ mới chớm, bệnh nhẹ, không gây đau đớn nhiều, búi trĩ chưa lớn. Lúc này việc sinh thường sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến mẹ và em bé và cũng không khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Sinh mổ: Bà bầu bị trĩ thường được chỉ định sinh mổ khi mà bệnh trĩ đã nặng, búi trĩ to, gây đau đớn, máu nhỏ thành giọt hoặc thành tia. Nếu sinh thường trong tình trạng bệnh trĩ nặng sẽ làm búi trĩ sa xuống nhiều hơn, máu chảy nhiều hơn trong quá trình rặn sinh em bé. Nguy hiểm hơn, sản phụ có nguy cơ bị xuất huyết, nhiễm trùng nếu cố ý sinh thường trong khi bệnh trĩ đã tiến triển nặng.

Trong một số trường hợp nhất định, bà bầu sẽ phải can thiệp bệnh trĩ ngay trước khi sinh hoặc sau khi sinh:

  • Trĩ ngoại tắc mạch: Bà bầu được điều trị bằng phương pháp vô cảm gây tê tại chỗ để xử lý tắc tĩnh mạch, các bác sĩ sẽ thảo luận hướng điều trị phù hợp, tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Trĩ độ IV chảy máu: Các biện pháp can thiệp đối với bà bầu bị trĩ cấp độ IV tức là cấp độ nặng nhất bao gồm sử dụng thuốc co mạch, thuốc giảm đau, cầm máu; dùng các biện pháp làm co búi trĩ, giảm tình trạng chảy máu như ngâm nước bồ kết hoặc nước ấm.
vicare.vn-vi-sao-me-bau-thuong-chuyen-da-vao-nua-dem-body-2

Giải pháp giúp bà bầu sống “hòa hợp” với bệnh trĩ trong thời gian mang thai

  • Tránh bị táo bón: Táo bón khiến tình trạng bệnh trĩ trở nên nặng nề hơn vì quá trình rặn để đẩy phân ra bên ngoài sẽ vô tình làm cho búi trĩ sa xuống, bị loét, hậu môn bị đau. Để tránh táo bón, mẹ bầu cần bổ sung thêm chất xơ, vitamin từ các loại hoa quả, trái cây bên cạnh bổ sung đạm, protein trong bữa ăn hàng ngày; hạn chế ăn mặn, đồ ăn khó tiêu hóa.
  • Giảm đau tại khu vực bị trĩ bằng cách chườm đá lạnh để búi trĩ co lại đồng thời giảm sưng tấy.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi vệ sinh xong: vệ sinh bằng nước sạch, sau đó dùng khăn mềm thấm khô.
  • Nằm nghiêng về phía bên trái khi ngủ để làm giảm áp lực lên trực tràng đồng thời giúp máu lưu thông được dễ dàng ở vùng dưới cơ thể.
  • Tập thể dục thường xuyên, mỗi ngày chỉ cần dành ra từ 20 đến 30 phút cũng giúp máu lưu thông hiệu quả hơn, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Tuyệt đối không gãi, làm trầy xước vùng da bị trĩ.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, tự ý sử dụng thuốc có thể làm ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
  • Cuối cùng, khám thai và khám trĩ định kỳ, giúp đánh giá được tình hình sức khỏe của thai nhi và tình trạng bệnh trĩ. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định nên sinh mổ hay sinh thường là an toàn nhất.

Xem thêm :

  • Điều trị trĩ cho mẹ bầu bằng bài thuốc dân gian
  • Sa búi trĩ khi có bầu phải làm sao?
  • Mẹo điều trị bệnh trĩ cho mẹ bầu bằng rau diếp cá