Bà bầu bị nghén nôn ra máu có nguy hiểm không?

Trong thời kỳ đầu mang thai, nghén nôn là hiện tượng bình thường với các mẹ bầu. Nhưng hãy hết sức lưu ý nếu mẹ bầu nghén nôn ra máu. Bà bầu bị nôn ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân nghén nôn ra máu là gì? Phải xử lý thế nào khi gặp phải hiện tượng này? HoiBenh sẽ giúp bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bà bầu bị nghén nôn ra máu có nguy hiểm không? Bà bầu bị nghén nôn ra máu có nguy hiểm không?

Nguyên nhân của nghén nôn ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghén nôn ra máu. Có thể kể đến như:

  • Viêm dạ dày khi mang thai: Tình trạng viêm dạ dày có thể bất ngờ xuất hiện hoặc đã mắc trong một khoảng thời gian. Khi mẹ bầu bị viêm dạ dày, nôn ra máu thường là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây ra.
  • Đói bụng: Đa số trường hợp mẹ bầu nôn ra máu khi bụng đang đói. Vì vậy, các mẹ cần phải ăn uống đầy đủ, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Mất nước: Khi cơ thể thiếu nước, mẹ bầu sẽ cảm thấy việc nôn ói rất khó chịu, khiến cho mẹ nôn ra toàn máu và mật vàng.
  • Chảy máu thực quản: Việc nôn quá nhiều trong thời kỳ thai nghén khiến cho thực quản bị chảy máu, dẫn đến tình trạng nôn ra máu.
vicare.vn-ba-bau-bi-nghen-non-ra-mau-co-nguy-hiem-khong-body-1
  • Do chế độ ăn uống không phù hợp: Nếu ăn uống không phù hợp, ăn các chất không có lợi cho sức khỏe, cơ thể người mẹ sẽ phản ứng bằng việc nôn ra máu. Mẹ bầu thường gặp tình trạng này ngay sau khi ăn hoặc buổi sáng sớm.
  • Tăng huyết áp: Huyết áp tăng cũng là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng nôn ra máu. Do đó, mẹ bầu cần chú ý nghỉ ngơi nhiều, tránh căng thẳng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Ngộ độc thực phẩm: Khi ăn phải những thức ăn chứa chất độc hại, mẹ bầu cũng rất dễ gặp phải tình trạng nôn ra máu. Chính vì vậy, mẹ bầu nên chú ý đến nguồn thực phẩm trước khi ăn, tránh những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và những thực phẩm gây dị ứng.
  • Chảy máu đường tiêu hóa: Thai nghén nôn ra máu do chảy máu đường tiêu hóa thường kèm theo các triệu chứng đau ngực, thở dốc, đổ mồ hôi.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc cảm như aspirin, naproxen hay ibuprofen thường sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến niêm mạc dạ dày, gây chảy máu, viêm loét dạ dày. Thuốc aspirin còn tác động đến các yếu tố đông máu, làm giảm sự bền vững mao mạch, kéo dài thời gian chảy máu.
  • Mẹ bầu bị xơ gan: Xơ gan sẽ gây ra tình trạng tăng huyết áp, xuất huyết do giãn mao mạch, xuất huyết tiêu hóa do giãn, vỡ tĩnh mạch thực quản, gây ra hiện tượng nôn ra máu tươi.

Nghén nôn ra máu có nguy hiểm không?

Để biết tình trạng nghén nôn ra máu của mình có nguy hiểm hay không, cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu là các nguyên nhân nhẹ như đói, do chế độ ăn không phù hợp... mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, thông thường, bác sỹ sẽ đánh giá nôn ra máu là hiện tượng nguy hiểm, cần phải chú ý theo dõi và đôi khi phải điều trị. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

vicare.vn-ba-bau-bi-nghen-non-ra-mau-co-nguy-hiem-khong-body-2

Điều trị thai nghén nôn ra máu

Khi phát hiện mình bị nghén nôn ra máu, các mẹ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và khám xét. Tuỳ vào nguyên nhân, bác sỹ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

Một số phương pháp điều trị nghén nôn ra máu có thể kể đến:

  • Truyền máu
  • Sử dụng thuốc làm giảm axit trong dạ dày
  • Nội soi đường tiêu hóa, sử dụng laser để ngăn ngừa máu chảy
  • Tiêm tĩnh mạch
  • Trong tình trạng xuất huyết hoặc viêm loét nặng, người bệnh sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật để chữa trị.

Ngoài ra, để tránh tình trạng nghén nôn ra máu, mẹ bầu nên đến bác sĩ thăm khám thường xuyên để sớm phát hiện những bất thường của cơ thể. Phụ nữ mang thai đồng thời nên chú ý uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để giữ gìn một cơ thể khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Những cách giảm nghén khi mang thai hiệu quả mẹ bầu không nên bỏ qua
  • Bà bầu cẩn thận: Uống nghệ dễ ngộ độc thai nghén
  • Ốm nghén nặng khiến mẹ bầu giảm cân phải làm sao?