Bà bầu bị cúm có nên xông nước lá?

Xông lá giải cảm là một biện pháp an toàn và hiệu quả khi bị cảm cúm. Tuy nhiên đây có phải là biện pháp an toàn và thích hợp cho bà bầu? Bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Bà bầu bị cúm có nên xông nước lá? Bà bầu bị cúm có nên xông nước lá?

1. Xông hơi có ảnh hưởng đến thai nhi?

Xông hơi không an toàn khi có bầu. Lý do là vì khi mẹ bầu ngồi trong chăn kín với nồi nước xông nóng sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể. Sự tăng nhiệt độ của nước xông làm nóng nước ối, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Khi nóng, cơ thể mẹ xuất hiện cơ chế thoát mồ hôi nhưng bé nằm trong bụng mẹ thì không như thế. Gia tăng thân nhiệt của mẹ có thể phá hủy các tế bào trong bào thai và ngăn cung cấp oxy đến thai nhi. Nguy hiểm hơn, điều đó còn có thể dẫn tới dị tật thai nhi hoặc sảy thai.

Trường hợp nhiệt độ cơ thể mẹ lên quá 38 độ C sẽ làm tăng nguy cơ gây khuyết tật ống thần kinh của thai nhi trong 3 tháng đầu và nguy cơ mất nước về sau trong thai kỳ. Trong khi đó, thông thường nhiệt độ trong lều xông hơi (phòng xông hơi, túi xông hơi) ướt có thể lên tới 50°C. Phòng xông hơi khô, nhiệt độ có thể lên tới 80-100°C.

Ngoài ra, sức nóng khi xông hơi có thể làm cho bà bầu cảm thấy chóng mặt và làm hạ huyết áp. Trong khi đó, hiện tượng huyết áp thấp lại cần phải tránh trong suốt thai kỳ bởi vì điều này có thể làm giảm lượng máu dẫn đến nhau thai. Do đó, nếu không thực sự cần thiết thì trong thời gian mang thai bà bầu không nên xông hơi để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

vicare.vn-ba-bau-bi-cum-co-nen-xong-nuoc-la-body-1

2. Xông hơi đúng cách khi mang bầu?

Nếu bà bầu bị cảm cúm, có một cách nếu cần xông hơi là không xông toàn thân mà chỉ xông hơi phần đầu, chỉ trùm khăn lên đầu để thông mũi thì cũng không làm cơ thể tăng nhiệt quá nhanh và không gây nguy hiểm cho thai nhi. Có một cách khác để chữa cảm cúm, nghẹt mũi cho bà bầu là vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Đồng thời mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh nguy cơ mắc bệnh và bệnh cũng nhanh khỏi hơn.

Nếu bà bầu muốn xông hơi giải cảm, nhiệt độ an toàn cho phép là dưới 37°C. Nên chọn loại lều xông hơi có thể kiểm soát được nhiệt độ hoặc có người giám sát khi xông hơi để đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên sau khi sinh con, xông hơi lại đem lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu.

3. Những biện pháp an toàn bà bầu có thể sử dụng khi cảm cúm

  • Trà gừng

Gừng là một gia vị có tác dụng chống virus, có thể tiêu hủy các mầm bệnh và tốt cho dạ dày.

Cách dùng: đun 2 thìa cà phê gừng tươi xắt nhỏ với hai cốc nước lọc trong 15 phút. Sau đó lọc bã lấy phần nước, để nguội trước khi uống.

vicare.vn-ba-bau-bi-cum-co-nen-xong-nuoc-la-body-2
  • Nước sắc lá mùi tàu

Mùi tàu là một cây gia vị có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giúp ra mồ hôi, giải cảm.Cách dùng: Lấy 40g mùi tàu, 20g ngải cứu, 20g cúc tần, 10g gừng tươi. Thái nhỏ rồi cho 400 ml nước vào đun đến khi còn 100 ml. Nước thuốc sắc được uống khi còn nóng, ngày uống hai lần. Sau khi uống, phần bã sử dụng đắp chăn để cho ra mồ hôi. Khi ra mồ hôi, dùng khăn khô lau người sẽ thấy rất dễ chịu.

  • Tỏi

Tỏi là phương thuốc chữa cảm cúm hàng đầu được khuyên dùng vì sự tiện lợi, an toàn và hiệu quả khi sử dụng.Cách dùng: giã tỏi cho nát và ngửi nhiều lần. Đây là một biện pháp xông mũi họng đơn giản, lành tính nhưng rất hiệu quả. Bên cạnh đó tỏi cũng được xác định là gia vị giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu.Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi ăn để phòng chống cúm.Lời khuyên tốt nhất cho bạn là hãy ngâm một hũ rượu tỏi thường xuyên trong nhà, uống ngay một vài ngụm khi đi ra ngoài lạnh hoặc có triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi. Sức nóng của rượu và tỏi sẽ đánh bay các triệu chứng cảm.

  • Nước sắc tía tô kinh giới

Hai loại rau thường gặp trong bữa ăn hàng ngày lại là hai vị thuốc chữa cảm mạo phong hàn rất hiệu quả. Kinh giới và tía tô có vị cay tính ấm thường được sử dụng để trị đau nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh. Cách dùng: kinh giới, tía tô mỗi thứ một nắm, đổ hai bát nước vào đun đến khi chỉ còn một bát nước thì đem uống khi còn ấm.Lưu ý: khi đun nên đậy kĩ, để lửa to để tinh dầu không bị bay mất nhiều. Sau khi uống nên ăn thêm một bát cháo trứng gà và nằm đắp chăn ấm để nhanh hồi phục.

  • Cháo tía tô hành lá

Hành có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng...Hành (cả củ, rễ, lá) 15g rửa sạch giã nhỏ. Tía tô 20g rửa sạch thái thật nhỏ. Cho cả hai đã thái nhỏ vào cháo loãng nóng, quấy đều cho bệnh nhân ăn. Ăn xong đắp chăn kín cho mồ hôi thoát ra.

vicare.vn-ba-bau-bi-cum-co-nen-xong-nuoc-la-body-3
  • Cháo trứng

Nếu bị bà bầu bị cảm cúm nhẹ chỉ cần ăn cháo trứng, đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành và tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát mồ hôi. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa có thể chữa khỏi cảm cúm.

  • Xông với vỏ bưởi

Vỏ ngoài của bưởi chứa nhiều tinh dầu; vị cay, đắng, ngọt; tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm rất tốt. Lá bưởi có thể kết hợp cùng các loại lá xông khác để trị cảm, đau đầu.Lấy một nắm lá bưởi tươi rửa sạch, kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, lá sả, hương nhu. Cho tất cả các loại lá đó vào nồi, cho nước vào nấu sủi. Sau đó, dùng nước để xông. Tuy nhiên cần lưu ý cách xông để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

vicare.vn-ba-bau-bi-cum-co-nen-xong-nuoc-la-body-4

Mang thai là thiên chức thiêng liêng của tạo hóa dành riêng cho người phụ nữ. Hành trình kỳ diệu này còn được in dấu bởi vô vàn câu hỏi và lo lắng cho bé yêu sắp chào đời. Vấn đề sức khỏe của mẹ cũng được đặt lên hàng đầu vì chỉ khi mẹ khỏe bé mới phát triển tốt. Do đó khi gặp bất cứ tình trạng nào về sức khỏe, mẹ bầu nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để có được những lời khuyên và giải pháp tốt nhất, tránh tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo bé yêu có được sự chăm sóc tốt nhất và sẵn sàng chào đời.

Xem thêm:

  • Mẹ bầu làm 3 việc này rất dễ gây tổn thương cho não thai nhi
  • Đang có bầu mà bị mọc mụn ở vùng kín có bị sao không?
  • Vì sao khi mang bầu mẹ nào cũng được khuyên cần bổ sung sắt, kẽm?