Bà bầu ăn rau răm, trứng vịt lộn được không?

Bà bầu ăn rau răm trứng vịt lộn được không là lo lắng của nhiều bà mẹ vì đây là món khoái khẩu cũng như khá phổ biến trong gia đình người Việt. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bà bầu ăn rau răm, trứng vịt lộn được không? Bà bầu ăn rau răm, trứng vịt lộn được không?

Bà bầu ăn rau răm, trứng vịt lộn được không là lo lắng của nhiều bà mẹ vì đây là món khoái khẩu cũng như khá phổ biến trong gia đình người Việt. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Lợi ích sức khỏe của rau răm, trứng vịt lộn

Rau răm là loại rau được xem như một gia vị thơm ngon được dùng kèm với rất nhiều món ăn trong bữa cơm gia đình Việt Nam. Rau răm có thể dùng nguyên lá ăn sống hoặc thái nhỏ trộn kèm với nộm, bún miến trộn... Theo Đông y, rau răm là loại rau thơm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Rau răm khi ăn sống có tác dụng ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Bên cạnh đó, rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Rau răm có vị cay tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tỳ vị.

Từ xưa đến nay, theo quan niệm của nhiều người cũng như các chuyên gia chỉ ra rằng hàm lượng dinh dưỡng trong trứng vịt lộn rất cao và điều này cần thiết cho sức khỏe hoàn hảo của cơ thể. 1 quả trứng lộn có chứa đến 182 kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212 mg photpho, 600mgg cholesterol... Không chỉ dừng lại ở đây, trứng vịt lộn còn chứa các loại vitamin A, B, C cũng như hàm lượng sắt cao.

Như vậy, xét về mặt dinh dưỡng, rau răm và trứng vịt lộn đều là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.

HoiBenh.vn-ba-bau-an-rau-ram-trung-vit-lon-duoc-khong-body-2
Rau răm và trứng vịt lộn đều là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe

Bà bầu ăn rau răm trứng vịt lộn có được không?

Tuy rau răm vịt lộn là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng trong ba tháng đầu mang thai, bà bầu nên hạn chế ăn rau răm vì sử dụng nhiều rau răm dễ bị mất máu. Không những thế, trong rau răm có thể gây tình trạng co bóp tử cung dễ sảy thai. Vì vậy, thời gian đầu của thai kì, các món cháo, trứng vịt lộn của bà bầu tuyệt đối loại bỏ rau răm. Sau thời gian này, bà bầu có thể kèm một vài cọng ăn với trứng vịt lộn thì sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.

Chưa có một nghiên cứu nào rõ ràng chỉ ra ăn trứng vịt lộn có ảnh hưởng xấu đến bà bầu. Với hàm lượng dinh dưỡng trên, phụ nữ mang thai có thể bổ sung thêm trứng vịt lộn vào thực đơn ăn uống của mình để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng tốt hơn. Tuy nhiên, như với bất kì loại thực phẩm nào khác, bà bầu không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn trong ngày tránh những hệ quả không mong muốn.

Việc ăn trứng nhiều ngày trong bữa liên tục kéo dài sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, các bệnh về tim mạch, huyết áp cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn khá cao, việc bà bầu ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ dẫn đến thừa vitamin A, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Không những thế, hàm lượng đạm cũng khá cao, bà bầu đừng nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối tránh gây đầy hơi, khó tiêu.

HoiBenh.vn-ba-bau-an-rau-ram-trung-vit-lon-duoc-khong-body-3
Bà bầu ăn rau răm, trứng vịt lộn có được không?

Bà mẹ ăn nhiều rau răm có thể gây sảy thai

Trong dân gian người ta dùng rau răm để gây sảy thai trong thời gian đầu thai kỳ với tỉ lệ thành công tới 60% – 80%. Dùng 500g rau răm tươi, loại thân đỏ hơi ngả sang màu tím (rau răm thân xanh trắng không có tác dụng gây sảy thai). Lưu ý bà mẹ chỉ lấy thân và lá non, bỏ rễ và lá già, rửa sạch, để ráo nước sau đó giã, ép nát, vắt lấy nước cốt được khoảng 250ml. Phụ nữ có thai chỉ cần uống một lần trước khi đi ngủ, nếu có kết quả thì phôi thai sẽ đẩy ra ngay sáng hôm sau.

Xem thêm:

  • 5 thực phẩm bà bầu nên ăn trong suốt thai kỳ
  • Những loại hoa quả tốt cho bà bầu
  • Bà bầu nên ăn cá gì tốt cho sức khỏe?