Bà bầu ăn cơm quá nhiều sức khoẻ có bị ảnh hưởng gì không?

Cơm là một trong những món có mặt thường xuyên trong khẩu phần ăn mỗi ngày của các mẹ bầu Việt. Thế nhưng bà bầu ăn cơm quá nhiều thì có sao không? Mẹ bầu có biết, lượng cơm nạp vào cơ thể mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi?

Bà bầu ăn cơm quá nhiều sức khoẻ có bị ảnh hưởng gì không? Bà bầu ăn cơm quá nhiều sức khoẻ có bị ảnh hưởng gì không?

Cơm là một trong những món có mặt thường xuyên trong khẩu phần ăn mỗi ngày của các mẹ bầu Việt. Thế nhưng bà bầu ăn cơm quá nhiều thì có sao không? Mẹ bầu có biết, lượng cơm nạp vào cơ thể mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi?

Tác dụng dinh dưỡng của cơm đối với bà bầu

Khi nhắc đến cơm, hầu hết mọi người chỉ nghĩ đến 1 tác dụng duy nhất là giúp no bụng mà không biết rằng đây cũng là nguồn bổ sung dinh dưỡng dồi dào.

  • Cung cấp nhiều năng lượng và carbohydrate để cơ thể duy trì hoạt động cần thiết cho cơ thể.
  • Trong cơm có nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin D, thiamin, riboflavin, niacin, canxi, chất xơ và sắt.
  • Cơm chứa lượng tinh bột lớn có tác dụng hỗ trợ sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của bà bầu, tránh được táo bón, xuất huyết.
  • Chứa dồi dào chất oxy hóa nên cơm cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu nếu ăn thường xuyên.
  • Trong cơm cũng có một hàm lượng natri đáng kể, giúp duy trì mức huyết áp ổn định cho cơ thể. Ăn cơm gạo lứt có tác dụng cải thiện sự phát triển não và tăng cường nhận thức cho thai nhi.
  • Tinh bột trong cơm hỗ trợ hoạt động cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp bà bầu tránh được các vấn đề như táo bón hay xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra lượng chất xơ trong cơm cũng phong phú, nếu mẹ ăn gạo lứt thì chất xơ còn dồi dào hơn.
  • Gạo lứt nấu thành cơm cho bà bầu ăn có các chất dinh dưỡng truyền dẫn thần kinh giúp cải thiện sự phát triển não và chức năng nhận thức của trẻ sơ sinh ngay từ thời kỳ mẹ mang thai.
vicare.vn-ba-bau-com-qua-nhieu-suc-khoe-co-bi-anh-huong-gi-khong-body-1

Bà bầu ăn cơm quá nhiều có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Tuy nhiên, có lợi ắt cũng có hại. Ăn quá nhiều cơm, thực phẩm nhiều tinh bột, nhiều đường trong mỗi bữa ăn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì, tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm.

Một nghiên cứu mới đây của Đại học Harvard (Mỹ) đã chỉ ra những người thường xuyên ăn một bát cơm lớn mỗi ngày sẽ có thể tăng 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Một bát cơm có lượng đường cao gấp 2 lần lượng đường trong một lon nước ngọt. Khi ăn cơm trắng quá nhiều khiến lượng đường tăng nhanh chóng và hấp thụ vào cơ thể khiến tuyến tụy phải hoạt động hết công suất để sản xuất ra insulin cung cấp cho các cơ bắp, lâu dần dẫn tới quá tải. Trong thời gian dài, tuyến tụy sẽ giảm khả năng sản xuất insulin và hấp thụ lượng đường dẫn tới tồn đọng đường trong máu và gây nên bệnh tiểu đường.

Bà bầu nên ăn bao nhiêu cơm là đủ?

Nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ là khác nhau, mẹ bầu nên chú ý theo từng khoảng thời gian nhé.

1. Trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong 3 tháng đầu bà bầu được khuyến khích không nên ăn nhiều cơm. Lúc này năng lượng cần bổ sung thêm mỗi ngày của mẹ bầu chỉ cần 200 calo. Lượng này chỉ bằng 1 chén cơm nhỏ hay 2 - 3 lát bánh mì mà thôi.

Trong giai đoạn này, thai nhi bắt đầu hình thành não, tủy sống và các cơ quan bên trong nên mẹ bầu cần chú trọng bổ sung vitamin và khoáng chất. Trong khi đó cơm chứa nguồn năng lượng dồi dào. Vì vậy khẩu phần cho mẹ lúc này nên là một chén cơm nhỏ ăn cùng với thức ăn. Mẹ nên tăng cường rau cho thực đơn của mình giai đoạn này nhé. Ngoài cơm, mẹ bầu cũng nên tránh ăn các thức ăn có nhiều tinh bột và đường vì chúng cũng khiến mẹ dễ bị béo phì.

Ở những tháng đầu thai kỳ, các bà bầu không cần nhiều năng lượng. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải đảm bảo đủ chất đạm và những vi chất thiết yếu, như axit folic, sắt, kẽm... Mẹ bầu nên bổ sung trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám và các loại rau xanh có màu đậm như rau bina, rau muống, súp lơ xanh... để đảm bảo đủ chất cho sự phát triển của trẻ nhé.

2. Mang thai 3 tháng giữa thai kỳ

Từ tháng thứ 3 – 6 của thai kỳ, thai nhi sẽ hình thành đủ các bộ phận trong cơ thể. Đây là thời gian để phát triển hệ thần kinh và các cơ quan xúc giác, thị giác, thính giác. Tiếp tục quá trình phát triển não bộ, các giác quan và cơ quan nội tạng trong cơ thể, em bé trong bụng mẹ vẫn tiếp tục cần được bổ sung vitamin và khoáng chất, nhất là sắt và canxi. Vì vậy, thực đơn khi mang thai giai đoạn này của mẹ không thể thiếu thịt, cá, hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa.

Mỗi bữa vẫn không nên ăn quá 1 chén cơm. Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh để cơ thể quá no hoặc quá đói. Thay vì ăn cơm khi đói, bà bầu nên ăn thêm nhiều rau xanh và hoa quả, vừa giúp no bụng, vừa không ảnh hưởng nhiều đến cân nặng của mẹ.

Để tốt cho sự phát triển của con, mẹ bầu nên ăn nhiều thức ăn chứa canxi và sắt. Mẹ vẫn nên uống thuốc bổ hoặc vitamin tổng hợp để phát triển thai nhi (tốt nhất là theo chỉ định của bác sĩ khám thai), ăn đa dạng các loại thực phẩm nhưng cố gắng hạn chế tinh bột và đồ ngọt. Các mẹ uống sữa bầu nên hạn chế loại quá ngọt khiến tăng cân nhanh.

3. Ăn cơm trong ba tháng cuối thai kỳ

Từ tháng thứ 6 - 9, thai nhi phát triển về da thịt. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ tăng cân nhiều nhất, các mẹ hãy bắt đầu ăn chế độ nhiều tinh bột và uống sữa. Mẹ có thể ăn 2 bát cơm/ngày và uống 2 - 3 ly sữa. Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước, ăn hoa quả sẽ hạn chế nguy cơ bị phù chân tay và biến dạng mặt. Theo kinh nghiệm được các cụ truyền miệng, ăn nhiều trứng vịt lộn và lươn có nhiều chất để giúp bé có thể phát triển chỉ số cân nặng.

Đây là lúc mẹ bầu nên bổ sung thêm chất béo, tinh bột và canxi để bé có thể đủ dưỡng chất tăng trọng lượng của mình. Mẹ bầu nên ăn nhiều cơm hơn trong thời gian này. Tuy nhiên mỗi bữa ăn cũng không nên ăn quá hai chén cơm để tránh tình trạng tăng cân, rạn da, xệ da do cơ thể đột ngột thay đổi trọng lượng.

vicare.vn-ba-bau-com-qua-nhieu-suc-khoe-co-bi-anh-huong-gi-khong-body-2

Top 7 loại thực phẩm giúp mẹ bầu ăn vào con mà không vào mẹ

Không ít mẹ bầu muốn con phát triển cân nặng tốt nhưng vẫn sợ mình tăng quá nhiều cân. Sau đâu là 7 loại thực phẩm rất tốt cho thai nhi mà lại không vào mẹ, chị em tham khảo nhé.

1. Cá

Cá là thực phẩm luôn được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ bởi có chứa hàm lượng lớn vitamin E, omega 3 – giúp tăng cường hệ thống thần kinh cho em bé. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý phải ăn cá đã được nấu chín và chọn những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp, tránh gây hại cho thai nhi.

2. Trứng

Trứng là thực phẩm rất giàu protein, giúp nuôi dưỡng cơ bắp và xương thai nhi, để em bé phát triển tốt nhất trong bụng mẹ và cũng không khiến mẹ bị tăng cân nhiều.

3. Quả óc chó

Chế độ ăn uống lành mạnh trong thai kỳ không thể thiếu quả óc chó. Loại thực phẩm này rất giàu axit béo omega 3 – cực tốt cho sự phát triển não bộ thai nhi.

4. Hạnh nhân

Hạnh nhân rất giàu vitamin E, protein – những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển xương của thai nhi mà không khiến mẹ bị tăng cân nhiều.

vicare.vn-ba-bau-com-qua-nhieu-suc-khoe-co-bi-anh-huong-gi-khong-body-3

5. Sữa

Một trong những nguồn thực phẩm tốt nhất chứa vitamin và protein là sữa. Đây là thức uống mẹ cần bổ sung đều đặn mỗi ngày trong thai kỳ. Nếu mẹ bầu không muốn mình tăng cân quá nhiều thì có thể chọn loại sữa tách béo, ít đường.

6. Khoai lang

Khoai lang có chứa thành phần vitamin C và folate – nên rất tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp mẹ bầu phòng ngừa táo bón hiệu quả và nhiều lợi ích khác.

7. Quả bơ

Bơ không thể thiếu trong chế độ ăn uống của mẹ bầu và đã được các chuyên gia khuyên dùng. Trong quả bơ rất giàu omega-3 có lợi cho thai nhi. Nếu có thể mẹ nên ăn trực tiếp bơ tươi, không nên uống sinh tố vì đường và sữa trong sinh tố sẽ làm mẹ dễ tăng cân hơn.

Xem thêm:

  • 7 thực phẩm tốt cho mẹ bầu và thai nhi hơn cả thuốc bổ
  • Mách mẹ bầu những thực phẩm tốt cho giai đoạn đầu mang thai
  • Những thực phẩm không tốt cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ