Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và không nên ăn gì để tránh dị tật thai nhi?

Khi vừa mang thai, có lẽ rất nhiều bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm sẽ rất bối rối trong việc lên một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, thai nhi vừa mới chớm hình thành, ăn uống lại càng cần được chú trọng và cẩn thận để tránh gây ra những tác động tiêu cực lên thai. Vậy bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và không nên ăn gì để tránh dị tật thai nhi? Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và không nên ăn gì để tránh dị tật thai nhi?

Khi vừa mang thai, có lẽ rất nhiều bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm sẽ rất bối rối trong việc lên một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, thai nhi vừa mới chớm hình thành, ăn uống lại càng cần được chú trọng và cẩn thận để tránh gây ra những tác động tiêu cực lên thai. Vậy bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và không nên ăn gì?

1. Top các nguồn dưỡng chất không thể bỏ qua cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong thời kỳ đầu mang thai, cơ thể sẽ có những thay đổi nhất định về thể chất. Vì thế, bà bầu cần phải bổ sung thêm rất nhiều dưỡng chất thiết yếu, bao gồm:

Acid Folic

Acid Folic còn có tên gọi khác là vitamin B9 – thuộc nhóm 13 vitamin cần thiết cho cơ thể. Acid Folic có vai trò quan trọng trong sự phát triển của bào thai. Nếu cơ thể của mẹ thiếu hụt chất này sẽ rất dễ gây ra tình trạng dị tật ống thần kinh, hở đốt sống, thai vô sọ... Một số dị tật khác hư dị tật cơ tim, hở hàm ếch, sứt môi... cũng có thể xảy ra.

Từ khuyến cáo của nhiều chuyên gia, Acid Folic cần thiết cho thai phụ đến mức, nếu như có thể, từ trước khi mang thai 3 – 4 tháng, mẹ đã phải bổ sung đầy đủ Acid Folic với hàm lượng khoảng 400mcg mỗi ngày. Suốt thời kỳ thai nghén, mức Acid Folic cần thiết sẽ tăng lên 500 - 600mcg/ngày tùy theo tình trạng của từng người.

Bạn có thể bổ sung Acid Folic bằng cách uống thuốc viên hoặc ăn nhiều thực phẩm hư thịt gia cầm, rau, ngũ cốc, cam, chanh, các loại đậu...

vicare.vn-ba-bau-3-thang-dau-nen-gi-va-khong-nen-gi-de-tranh-di-tat-thai-nhi-body-1

Sắt

Nguồn dinh dưỡng thiết yếu thứ hai cần phải bổ sung cho bà bầu là Sắt. Đây là khoáng chất có vai trò trong nhiều hoạt động sinh lý quan trọng như vận chuyển oxy – dinh dưỡng cho bào thai, cấu tạo nên các enzyme miễn dịch và đặc biệt là có ảnh hưởng tích cực đối với việc phát triển của não bộ ở thai nhi.

Khi thiếu sắt, cơ thể của mẹ sẽ luôn ở tình trạng xanh xao và mệt mỏi. Thai nhi không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cũng sẽ xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng, dẫn đến sinh non hoặc bé sinh ra cực kỳ nhẹ cân.

Mỗi ngày, mẹ bầu cần đảm bảo hấp thụ ít nhất 40 – 60mg sắt. Bạn có thể dùng thuốc viên theo chỉ định từ bác sỹ hoặc bổ sung sắt hữu cơ tự nhiên từ việc ăn uống.

Một số thực phẩm giàu sắt mà dễ tiêu hóa cho mẹ là thịt bò, rau dền, ngũ cốc, rau cải bó xôi...

Canxi

Bên cạnh sắt thì Canxi cũng là vi chất đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng, cấu trúc nên hệ xương, răng cho cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng. Khi mẹ không được cung cấp đầy đủ canxi, cơ thể sẽ rất dễ lâm vào tình trạng mệt mỏi, cơ bắp đau nhức, thậm chí canxi huyết cũng giảm sút trầm trọng.

Việc thiếu canxi còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thai nhi, là nguyên nhân gây ra các dị tật về xương và chứng còi xương bẩm sinh...

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, ở mỗi giai đoạn thai kỳ sẽ cần hàm lượng canxi khác nhau. Đối với bà bầu 3 tháng đầu, bạn nên bổ sung từ 800 – 1000mg Canxi hàng ngày. Ở các giai đoạn tiếp theo, hàm lượng này sẽ tăng dần cho đến khi sinh nở.

Mẹ có thẻ bổ sung canxi thông qua nhiều thực phẩm như sữa, các chế phẩm từ sữa, hải sản, cà rốt, vừng...

vicare.vn-ba-bau-3-thang-dau-nen-gi-va-khong-nen-gi-de-tranh-di-tat-thai-nhi-body-2

Đạm

Protein hay còn được gọi là chất đạm có lẽ đã quá quen thuộc. Nhóm chất này có vai trò cấu tạo nên các kháng thể, nhờ đó mà tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của mẹ bầu. Bên cạnh đó, protein còn là thành phần vận chuyển oxy đến các cơ quan và hình thành, thay thế tế bào mới, giúp mẹ có đầy đủ sức khỏe để mang thai khỏe mạnh.

Mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần được cung cấp 90gr Protein. Bạn có thể dễ dàng bổ sung đạm cho cơ thể thông qua nhiều loại thực phẩm như các loại thịt gia cầm, cá, trứng, chế phẩm từ sữa...

Vitamin – khoáng chất

Nguồn chất này có khá nhiều trong các loại trái cây và rau xanh. Ngoài việc cung cấp dưỡng chất cho mẹ, vitamin và khoáng chất còn thanh lọc, làm mát cơ thể, hạn chế tối đa các tình trạng rạn da, sạm da hay táo bón phổ biến trong thai kỳ.

Các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày, phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 300gr vitamin. Một số thực phẩm nên được chọn là trái cây, súp lơ, cải bó xôi, bắp cải, táo, cam quýt, bưởi...

vicare.vn-ba-bau-3-thang-dau-nen-gi-va-khong-nen-gi-de-tranh-di-tat-thai-nhi-body-3

2. Những thực phẩm phải tránh xa trong 3 tháng đầu mang thai

Phần 1 đã chỉ ra cho bạn 4 nhóm dưỡng chất không thể thiếu trong thời gian đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, để giải đáp cụ thể hơn câu hỏi “bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và không nên ăn gì?”, ở phần 2 này, bài viết sẽ đưa ra một số thực phẩm cấm kỵ đối với mẹ.

Thực phẩm tươi – nấu chưa kỹ

Bất kỳ loại thực phẩm này, dù là thịt bò, thịt gà, trứng hay hải sản... đều cần phải được rửa sạch và chế biến, nấu kỹ. Nếu như ăn đồ tái, mẹ sẽ có khả năng nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm cực kỳ cao. Ở thời gian đầu mang thai, cơ thể phản ứng đối với độc rất mạnh mẽ, thai nhi từ đó cũng sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hải sản chứa nhiều thủy ngân

Không phải bất kỳ loại hải sản nào cũng phù hợp với mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Một số loại cá, động vật giáp xác có hàm lượng thủy ngân cao sẽ gây nguy hiểm cho mẹ bởi thủy ngân có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của bé.

Một số loại hải sản được Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm khuyến cáo cho phụ nữ mang thai tránh xa là cá thu, cá kiếm, cá ngừ...

vicare.vn-ba-bau-3-thang-dau-nen-gi-va-khong-nen-gi-de-tranh-di-tat-thai-nhi-body-4
Tránh ăn cá thu, cá ngừ, cá kiếm

Một số loại rau quả, trái cây cần tránh trong 3 tháng đầu

Vitamin và khoáng chất có rất nhiều trong các loại rau củ quả. Tuy nhiên, nếu bạn không lựa chọn đúng loại trái cây thích hợp cũng rất dễ gây dị tật bào thai.

Nên tránh ăn đu đủ, uống nước dừa, tuyệt đối không ăn sống các loại rau mầm, không ăn dưa muối... để hạn chế tối đa khả năng sảy thai.

Bạn cũng phải đặc biệt chú ý vệ sinh rau – củ - quả thật sạch để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng toxoplasma – một loại ký sinh trùng nguy hiểm có ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn, đặc biệt là chị em vừa biết tin mình mang thai, đã biết bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và không nên ăn gì và có thể dễ dàng hơn khi chọn lựa thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày cho mình. Hãy chăm chút cho từng bữa ăn để bé có nguồn dưỡng chất an toàn, lành mạnh nhất.

Xem thêm

  • Mang thai 3 tháng đầu: Cần bổ sung thực phẩm gì?
  • Tại sao khi mang thai 3 tháng đầu mẹ nên khám cân nặng, chiều cao, móng tay?
  • 10 dấu hiệu có thai sau 2 tuần chị em phụ nữ cần chú ý