Axit trong dạ dày là axit gì?

Chúng ta vẫn hay nói axit dạ dày, dư axit dạ dày... thế nhưng đã mấy người biết rõ axit trong dạ dày này là axit gì, có vai trò như thế nào trong hệ tiêu hóa...?

Axit trong dạ dày là axit gì? Axit trong dạ dày là axit gì?

Axit dạ dày axit gì, vai trò của axit dạ dày?

Axit trong dạ dày có thành phần chính là axit HCl (Acid Clohydric). Khi ở trạng thái bình thường, nồng độ axit HCl thông thường trong dạ dày dao động khoảng 0,0001 - 0,001 mol/l. Và độ pH thông thường tương ứng 4 và 3.

Axit clohidric có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất cho cơ thể. Công dụng chính là hòa tan các loại muối khó tan trong quá trình ăn uống. Đồng thời là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các loạt chất trong thực phẩm như: đạm, đường, tinh bột... thành các các chất đơn giản để cơ thể dễ dàng hấp thụ.

Việc axit dạ dày cân bằng có vai trò như thế nào?

Nồng độ axit trong dạ dày khi tăng lên hoặc giảm xuống dưới mức bình thường đều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày và sức khỏe nói chung.

Cụ thể, khi mức axit quá cao hoặc quá thấp, khiến dạ dày không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách, từ đó ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể và gây ra các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, các vấn đề về sức khỏe tâm thần như: trầm cảm, mụn trứng cá, rụng tóc ở phụ nữ, loãng xương, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi mãn tính, khô da...

Đó là lý do axit dạ dày cần được cân bằng để ổn định môi trường tiêu hóa trong dạ dày.

vicare.vn-axit-trong-da-day-la-axit-gi1

Axit dạ dày thấp

Từ việc xác định được axit trong dạ dày là axit gì, từ đây chúng ta hoàn toàn có thể biết được các nguyên nhân dẫn đến việc axit dạ dày xuống thấp hay tăng cao.

Nguyên nhân dẫn đến việc axit dạ dày thấp: Chế độ ăn uống chứa lượng đường quá cao là nguyên nhân chính dẫn đến mức axit dạ dày thấp. Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có hại. Và giảm khả năng hấp thu khoáng chất, vitamin và các dinh dưỡng khác của cơ thể.

Khi nồng độ axit HCl quá thấp (dưới 0,0001 mol/l và pH > 4,5) sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa gặp khó khăn. Dẫn đến tình trạng đầy hơi, ăn uống khó tiêu. Cùng với đó, khi lượng axit dạ dày quá thấp, các vi khuẩn sẽ dễ sinh sôi hơn trong hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Nghiêm trọng nhất trong số đó chính là ung thư dạ dày.

Nhiều người trong số chúng ta bị thiếu hụt dinh dưỡng do không ăn đủ một số nhóm thực phẩm nhất định. Nhưng lý do thực sự là do chúng ta không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách và hấp thu được các dinh dưỡng cần thiết bởi axit dạ dày quá thấp. Phải thấy rõ rằng, chức năng của axit HCl trong dạ dày là phá vỡ các liên kết của protein và axit amin trong các chất dinh dưỡng để cơ thể có thể hấp thụ. Vì vậy, khi nồng độ axit trong dạ dày quá thấp cũng đồng nghĩa với hiệu quả tiêu hóa kém hơn.

Khi bắt đầu xảy ra hiện tượng kiềm hóa thì lượng hydro trong dạ dày bắt đầu cạn kiệt, khiến cho lượng axit dạ dày xuống thấp hơn nữa. Đây mới chính là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề như khó tiêu, ợ nóng chứ không phải do dư thừa axit dạ dày như quan niệm vốn có của nhiều người.

Axit dạ dày cao (dư axit)

Ngược lại với tình trạng axit dạ dày thấp thì khi nồng độ axit tăng cũng có thể gây ra các bệnh dạ dày. Đó là khi lượng HCl vượt mức 0,001 mol/l và pH dưới 3,5 khiến cho các vấn đề như đắng miệng, ợ chua, ợ hơi, nóng trong lồng ngực, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa... xuất hiện.

Nồng độ axit trong dạ dày quá cao, nếu kéo dài sẽ đưa tới các bệnh về dạ dày, đặc biệt là bệnh trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày là tình trạng các chất dịch có trong dạ dày như pepsin, HCl, dịch mật... trào ngược từng lúc hay thường xuyên lên vùng thực quản, và gây nên các tổn thương ở vùng này. Đặc biệt là bệnh trào ngược dạ dày - bệnh thường gặp do lượng axit trong dạ dày cao quá mức. Nếu để bệnh dư axit dạ dày kéo dài lâu ngày, không chữa trị sẽ dễ dẫn đến loét bao tử, xuất huyết dạ dày...

vicare.vn-axit-trong-da-day-la-axit-gi2

Phương pháp để duy trì mức axit dạ dày hợp lý cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Khi đã hiểu axit trong dạ dày là gì, cũng như tầm quan trọng của việc duy trì nồng độ axit sao cho phù hợp, chúng ta cần tìm hiểu xem làm sao để duy trì được nồng độ này?

Điều đầu tiên chính là cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ hệ tiêu hóa đồng thời duy trì một độ pH thích hợp với dạ dày. Thông qua các việc làm như

  • Loại bỏ thực phẩm chứa đường tinh chế - nguyên nhân chính làm giảm axit dạ dày.
  • Ưu tiên sử dụng đa dạng thực phẩm hữu cơ tươi, sạch.
  • Hạn chế uống quá nhiều chất lỏng trong bữa ăn để không làm loãng dịch dạ dày.
  • Bổ sung vitamin C, E, B6 và khoáng chất như kẽm, magie cho cơ thể.
  • Thực hành nhãi kỹ khi ăn để nghiền nhỏ thức ăn, tăng cường enzym trong khoang miệng, giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Không nên ăn quá no một lúc, nên chia nhỏ bữa hoặc chia nhỏ lượng đồ ăn.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa như sữa chua, thực phẩm lên men truyền thống...
  • Hạn chế ăn vặt để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn không bạn nào còn phải thắc mắc xem axit trong dạ dày là axit gì, vai trò của nó là gì nữa. Axit dạ dày đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Vì vậy, bạn nên có chế độ ăn uống phù hợp để duy trì được nồng độ axit không bị lên cao quá, cũng không ở mức quá thấp.

Xem thêm :

  • Có nên phẫu thuật khi bị trào ngược dạ dày?
  • Những thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm loét dạ dày
  • Chất béo bão hòa có phải là lý do làm giãn dạ dày của bạn?