Áp xe phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Áp xe phổi là bệnh xuất hiện những hang mủ tại nhu mô phổi với những biến chứng nguy hiểm như: bị viêm phổi, nghiêm trọng hơn là hoại tử phổi. Nguyên nhân được xác định chủ yếu là do bị nhiễm trùng đường hô hấp, nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng và nhiều tác nhân nữa.
Áp xe phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Áp xe phổi là bệnh xuất hiện những hang mủ tại nhu mô phổi với những biến chứng nguy hiểm như: bị viêm phổi, nghiêm trọng hơn là hoại tử phổi. Nguyên nhân được xác định chủ yếu là do bị nhiễm trùng đường hô hấp, nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng và nhiều tác nhân nữa. HoiBenh xin giới thiệu tới các độc giả những thông tin về bệnh áp xe phổi – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh để độc giả tham khảo.
Những điều cần biết về bệnh áp xe phổi
Chúng ta hiểu nôm na, áp xe là một bọc mủ hình thành trong các mô tế bào của cơ thể, nguyên nhân được xác định thường là do bị nhiễm khuẩn. Áp xe phổi là khối mủ hình thành ở những nhu mô phổi, biểu hiện của nó là viêm nhiễm cấp tính, có nguy cơ hoại tử cao.
Nguyên nhân gây áp xe phổi
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng áp xe phổi là do người bệnh bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn đã tấn công vào mô tế bào, gây ra tổn thương và hình thành túi mủ. Tương tự như vậy, nguyên nhân gây ra áp xe phổi chủ yếu là do bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, một căn bệnh rất hay gặp ở mọi lứa tuổi. Có 5 nhóm tác nhân gây bệnh như dưới đây:
Áp xe phổi do viêm nhiễm
Những nhóm vi khuẩn thường hay gặp ở áp xe phổi có thể kể tới vi khuẩn tụ cầu vàng gây mủ, vi khuẩn Mycobacteria (loại tác nhân gây bệnh lao), do liên cầu khuẩn hay do kí sinh trùng khác như: trùng amip, sán lá phổi... đây cũng là nguyên nhân gây ra áp xe phổi.
Do bị nhồi máu ở phổi
Tình trạng bị áp xe phổi có thể là do bị viêm tắc mạch máu, gây ra viêm nhiễm để tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có thể phát triển được. Trong trường hợp chủ quan nào đó, khi không phát hiện dấu hiệu viêm nhiễm kịp thời thì vi khuẩn sẽ hình thành và tạo ổ trong nang phổi, hình thành nên mủ (cái này gọi là áp xe phổi).
Một số nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân trên, một số nguyên nhân khác được xác định là do phổi bị tổn thương (do tác động từ lao động, do tai nạn) nhưng do quá chủ quan nên người bệnh đã làm cho mô tế bào bị tổn thương, không phục hồi được nên gây ra sự hoại tử, tạo mủ. Ngoài ra, áp xe phổi cũng là do những bệnh phổi mạn tính như: nhiễm khuẩn phổi, giãn phế quản cũng dễ gây ra tình trạng này.
Khi bị áp xe phổi, ban đầu, người bệnh sẽ có những biểu hiện như: sốt, ho, cơ thể có cảm giác ớn lạnh; đặc biệt, khi thở, người bệnh có hơi thở rất hôi, nhất là khi ho (nguyên nhân là do vi khuẩn kị với không khí hình thành nên áp xe phổi là loại vi khuẩn có mùi hôi đặc trưng). Vậy nên, nếu như hơi thở có mùi trong khi người bệnh không có tiền ử nào về răng miệng hoặc không bị hở van dạ dày thì cần phải chú ý.
Khi bị áp xe phổi, người bệnh sẽ chán ăn, cảm thấy mệt mỏi, sút cân nhiều. Nhất là vùng ngực rất đau, khi ấn vào sẽ có cảm giác có túi nước (hiện trạng này là túi mỏ do áp xe gây ra). Bên cạnh đó, thỉnh thoảng thì bệnh nhân cũng có thể xảy ra hiện tượng máu có trộn lẫn ở trong nước bọt, bị đau tức ngực và tình trạng sẽ mỗi lúc nặng hơn. Khi bước vào giai đoạn cuối của áp xe phổi sẽ có những triệu chứng nặng như: nhịp tim nhanh, thở khò khè, thở gấp và bị tràn dịch màng phổi.
Khi có những triệu chứng áp xe phổi như thế này, bạn đừng chủ quan, hãy nhanh chóng nhờ đến sự kiểm tra của bác sĩ để phát hiện kịp thời và kiểm soát được áp xe phổi một cách kịp thời, tránh gặp biến chứng nguy hiểm.
Chẩn đoán áp xe phổi
Thông tin như trên đã cung cấp cho bạn đọc thế nào là áp xe phổi, nguyên nhân gây bệnh và những triệu chứng. Sau khi phát hiện ra dấu hiệu và triệu chứng của bệnh áp xe phổi, chúng ta cần biết được cách thức điều trị bệnh.
Để có thể chẩn đoán được áp xe phổi thì chúng ta sẽ tiến hành theo những bước như sau:
Tiến hành X-quang phổi chuẩn
Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng của áp xe phổi như: sốt cao, rét run người, kèm theo ho và đau tức vùng ngực, ho ra mủ, có đờm, có mùi hôi thối khó chịu thì cần phải tiến hành chụp X-quang phổi chuẩn. Nếu bị áp xe, phim sẽ cho ra hình ảnh khí – nước đông đặc, có thành dày với những mực nước khác nhau. Thường thì áp xe phổi sẽ có đường kính từ 4 – 6cm.
Tiến hành chụp cắt lớp vi tính
Phương pháp này giúp xác định được vị trí áp xe phổi, đường kính của áp xe, các áp xe nhỏ không phát hiện được khi dùng phương pháp X-quang. Phương pháp này còn giúp nhận biết được tình trạng tổn thương phổi, có bị tràn dịch màng phổi hay là không.
Phương pháp chẩn đoán xác định vi khuẩn
Dùng đờm, mủ của bệnh nhân khi ho ra để làm xét nghiệm, phân tích vi khuẩn học. Bác sĩ cũng có thể chọc trực tiếp vào ổ áp xe qua thành ngực để lấy dịch mủ, nội soi ống mềm để lấy đờm mủ để tìm ra được nguyên nhân.
Một số phương pháp khác
Xét nghiệm máu để thử phản ứng phát hiện trùng amip, thực hiện phản ứng miễn dịch huỳnh quang để phát hiện áp xe phổi do trùng amip gây ra.
Điều trị áp xe phổi
Sau khi đã tiến hành các xét nghiệm, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho bệnh nhân. Thường có các phương pháp điều trị áp xe phổi mà hiện nay y học áp dụng như sau:
- Điều trị bằng phẫu thuật: Phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn nang áp xe trong phổi. Phương pháp này chỉ hữu dụng trong trường hợp áp xe có đường kính nhỏ hơn 10cm, nang áp xe ít và được chỉ định bắt buộc khi những phương pháp khác không hiệu quả.
- Điều trị nội khoa: Đây là phương pháp không can thiệp phẫu thuật, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp như: Dùng thuốc kháng sinh, dùng sớm và tiêm theo đường tĩnh mạch với liều cao sau khi phát hiện ra khối áp xe; Dùng ống hút dịch mủ đối với những áp xe phổi ngoại vi, không thông với phế quản hoặc dẫn dịch mủ từ phổi ra bên ngoài, loại vùng áp xe.
Với những thông tin như trên, HoiBenh hi vọng bạn đọc đã hiểu hơn về bệnh áp xe phổi – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào. Việc chẩn đoán sớm được áp xe phổi sẽ giúp quá trình điều trị được nhanh chóng hơn, hiệu quả và đỡ tốn kém. Thế nên, nếu nghi ngờ mình có bệnh, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có các biện pháp can thiệp sớm nhất.