Áp xe não có nguy hiểm không?
Theo một nghiên cứu ở Ấn Độ, trên 17% bệnh nhân có nguy cơ tử vong do áp xe não. Nhiều người thắc mắc liệu áp xe não có nguy hiểm không, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và biện pháp phòng tránh áp xe não như thế nào. Hãy cùng tham khảo một số thông tin dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về bệnh áp xe não.
Áp xe não có nguy hiểm không?
Theo một nghiên cứu ở Ấn Độ, trên 17% bệnh nhân có nguy cơ tử vong do áp xe não. Nhiều người thắc mắc liệu áp xe não có nguy hiểm không, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và biện pháp phòng tránh áp xe não như thế nào. Hãy cùng tham khảo một số thông tin dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về bệnh áp xe não.
Áp xe não là gì?
Áp xe não là một ổ viêm sinh mủ nằm ở vị trí ngoài màng cứng, dưới màng cứng hoặc ở trong não. Ổ mủ này thường chứa vi khuẩn liên cầu, tụ cầu vàng, phế cầu hoặc có thể là vi khuẩn đường ruột ( thường gặp ở trẻ sơ sinh). Vì ổ khuẩn áp xe này nằm ở não, cơ quan thần kinh trung ương nên thường gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân áp xe não?
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do nhiễm khuẩn ở não hoặc nhiễm khuẩn từ các cơ quan khác. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây áp xe não:
- Do chấn thương hoặc phẫu thuật não ( thường các phẫu thuật thần kinh)
- Nhiễm khuẩn từ các khu vực lân cận: viêm xoang mũi, viêm tai giữa, viêm xoang trán, viêm xương chũm
- Nhiễm khuẩn qua đường máu: vi khuẩn theo đường mạch máu tới não và hình thành ổ viêm mủ ổ não. Những vi khuẩn này có thể xuất phát từ các ổ áp xe phổi, áp xe gan, viêm màng trong tim, viêm màng phổi, viêm tủy xương, viêm bể thận...
Biểu hiện của bệnh áp xe não
Hầu hết áp xe não thường xuất hiện trên những bệnh nhân đã có can thiệp phẫu thuật não, bị chấn thương não, có ổ viêm hoặc ổ áp xe ở các bộ phận khác trên cơ thể như thận, gan, phổi, tim... Tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân có thể bị áp xe não không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân bị áp xe não thường có các biểu hiện dưới đây:
- Biểu hiện do cơ thể nhiễm khuẩn trên 2-3 tuần: sốt cao 38°C- 39°C, đau đầu, mệt mỏi
- Biểu hiện tăng áp lực nội sọ: đau đầu dữ dội, nôn
- Thay đổi ý thức: kích thích, lơ mơ, ngủ gà, lúc tỉnh lúc mê, mơ màng
- Phản ứng màng não như cổ cứng, nằm nghiêng và đầu gối co quắp vào bụng, mắt nhắm do sợ ánh sáng
- Một số biểu hiện trầm trọng hơn: đau đầu dữ dội hơn, nôn nhiều , mất kiểm soát, rung giật nhãn cầu, bại liệt nửa người
- Co giật cục bộ, mất nói do dây thần kinh số VII, VIII, III, II bị tổn thương
Hầu hết các trường hợp đều diễn biến bệnh theo xu hướng ban đầu bệnh nhân bị kích thích, vật vã sau mất dần định hướng, lú lẫn và hôn mê, thậm chí có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Áp xe não có nguy hiểm không?
Áp xe não nguyên nhân do ổ viêm ở màng não, trong một số trường hợp đặc biệt ở viêm này cũng có thể hình thành ở các tổ chức bên trong não gây nên gây nguy hiểm.
Bên cạnh đó tùy thuộc vào vị trí và kích thước của ổ áp xe, bệnh có thể tiên lượng nặng hay nhẹ. Ngoài ra nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não mủ, vỡ áp xe, tụt kẹt não do ổ áp xe quá lớn gây tăng áp lực nội sọ rầm rộ, và có thể gây tử vong.
Theo một nghiên cứu ở bệnh viện Từ Dũ: 40% bệnh nhân tử vong do áp xe não. Nguy cơ tử vong có thể gia tăng khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy hãy đến các cơ sở y tế có uy tín để khám và điều trị. Bên cạnh đó cũng cần thực hiện một số biện pháp phòng bệnh phù hợp để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Điều trị áp xe não
Điều trị áp xe não có thể dùng biện pháp điều trị nội khoa( dùng thuốc) hoặc điều trị ngoại khoa( can thiệp phẫu thuật). Tuy nhiên biện pháp ngoại khoa chỉ được áp dụng trong trường hợp điều trị bằng thuốc kháng sinh (nội khoa) không hiệu quả hoặc khối áp xe có kích thước lớn dẫn tới gia tăng nguy cơ tụt kẹt não.
- Điều trị nội khoa: điều trị tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh bằng các kháng sinh có hiệu lực cao, phổ kháng sinh rộng. Có thể phối hợp nhiều loại kháng sinh để tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh. Thông thường các bác sĩ sẽ dùng kết hợp kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, thế hệ 4 kết hợp với nhóm quinolon. Ngoài ra còn kết hợp sử dụng các thuốc giảm áp lực nội sọ, các thuốc chống co giật và giảm đau hạ sốt
- Điều trị ngoại khoa: thường là chọc hút mủ, sau đó tiến hành phân tích mẫu dịch mủ, để từ đó tìm ra được chính xác loại vi khuẩn ở trong áp xe. Từ vi khuẩn đã được phân lập các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo kháng sinh đồ. Một số trường hợp ổ áp xe quá lớn, có thể bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ ổ áp xe.
Biện pháp phòng áp xe não?
Áp xe não có tỷ lệ tử vong rất cao, vì vậy mọi người cần nắm vững và hiểu rõ về bệnh này để có thể phát hiện và điều trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong do áp xe não rất cao vì vậy bên cạnh việc chữa bệnh thì việc phòng bệnh cũng vô cùng quan trọng. Hãy lưu ý những biện pháp dưới đây để giảm thiểu nguy cơ mắc phải căn bệnh này:
- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và chữa trị những bệnh là nguyên nhân gây ra các ổ viêm như viêm xoang mũi, viêm tai giữa, viêm xoang trán, viêm màng phổi, viêm màng tim trong, viêm bể thận...
- Giữ vệ sinh răng miệng, giữ vệ sinh và tránh bị nhiễm khuẩn tai, mũi họng
- Phòng ngừa và giảm thiểu chấn thương vùng đầu, vùng cổ. Có thể sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, hoặc sử dụng trang phục bảo hộ khi làm việc ở những môi trường có nguy cơ cao xảy ra tai nạn.
Xem thêm:
- Dấu hiệu viêm màng não mô cầu là gì?
- Tại sao viêm màng não mô cầu gây tử vong?