Áp xe gan là do tế bào gan bị phá huỷ tạo thành ổ mủ ở gan có đúng không?

Bên cạnh những bệnh như viêm gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan thì áp xe gan là một bệnh rất dễ mắc phải ở nhiều người đặc biệt ở các nước có khí hậu nóng ẩm, nơi có điều kiện thuận lợi cho các loại ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm sinh sống và phát triển. Bệnh áp xe gan nếu không được phát hiện kịp thời bệnh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như hoại tử gan...

Áp xe gan là do tế bào gan bị phá huỷ tạo thành ổ mủ ở gan có đúng không? Áp xe gan là do tế bào gan bị phá huỷ tạo thành ổ mủ ở gan có đúng không?

Bên cạnh những bệnh như viêm gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan thì áp xe gan là một bệnh rất dễ mắc phải ở nhiều người đặc biệt ở các nước có khí hậu nóng ẩm, nơi có điều kiện thuận lợi cho các loại ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm sinh sống và phát triển. Bệnh áp xe gan nếu không được phát hiện kịp thời bệnh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như hoại tử gan...

Bệnh áp xe gan là bệnh gì?

Gan là một tạng lớn có vai trò quan trọng trong cơ thể. Chức năng chính của gan là lọc máu, giải độc, đào thải các chất độc tố trong cơ thể như rượu, bia, các chất kích thích.... Khi quá trình thải độc tố của gan bị quá tải thì sẽ gây tổn thương gan, trong đó có áp xe gan.

Áp xe gan là tổ chức tế bào gan bị phá hủy tạo thành ổ mủ ở gan. Có nhiều nguyên nhân gây áp xe gan như do vi khuẩn, ký sinh trùng (lỵ amip, vi nấm). Trong đó, nguyên nhân gây áp xe gan do vi khuẩn chiếm tỷ lệ khoảng 80%, còn nguyên nhân do lỵ amip chỉ chiếm 10% và do nấm cũng có tỷ lệ tương tự như lỵ amip.

vicare.vn-ap-xe-gan-la-do-te-bao-gan-bi-pha-huy-tao-thanh-o-mu-o-gan-co-dung-khong-body-1

Áp xe gan là bệnh lành tính có thể chữa khỏi được và không lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành. Bệnh chỉ có thể tiến triển khi có các ký sinh trùng gây bệnh xâm nhập vào cơ thể bạn.

Ở Việt Nam bệnh áp xe gan chủ yếu do lỵ amip gây ra. Nguyên nhân do ý thức vệ sinh kém, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế là môi trường thuận lợi cho ký sinh trùng gây bệnh phát triển và gây bệnh.

Triệu chứng của áp xe gan

  • Sốt 38-40 độ C, rét run trong giai đoạn cấp tính, sau đó sốt nhẹ kéo dài.
  • Gan bị viêm sưng, cảm giác khó thở, đau tức ở sườn phải (khi ấn có cảm giác đau).
  • Chán ăn, mệt mỏi.

Khi phát hiện các triệu chứng trên cần lập tức đến cơ sở y tế để làm các xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng để tìm nguyên nhân gây bệnh. Qua siêu âm, ta có thể phát hiện một hay nhiều ổ mủ ở trong gan. Muốn xác định chính xác áp xe gan có phải do amip hay không, người ta phải làm thêm xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng amip trong máu.

Lưu ý: bệnh áp xe gan và bệnh sán lá gan thường có triệu chứng giống nhau nên dễ bị nhầm lẫn.

Khi bị sán lá gan bệnh nhân cũng sốt nhưng không cao lắm, rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn đỏ ngoài da. Gan có thể to và đau nhức vùng dưới sườn bên phải. Sán lá gan có thể lây nhiễm và tắc đường mật. Lúc đó, bệnh nhân có thể bị vàng da. Lâu ngày, có thể gây xơ gan do tắc mật hoặc tiến triển thành ung thư đường mật. Bệnh nhân thường được chẩn đoán lầm là áp xe gan do amip và được điều trị bằng các thuốc trị amip và kháng sinh cho nên bệnh nhân vẫn không thuyên giảm.

Việc chẩn đoán xác định bệnh sán lá gan dựa trên:

  • Siêu âm bụng phát hiện các ổ mủ không tụ thành từng đám như áp xe gan.
  • Xét nghiệm máu: bạch cầu ái toan trong máu tăng cao.
  • Xét nghiệm phân ít khi tìm được trứng sán lá gan.

Biến chứng và cách điều trị bệnh áp xe gan

Áp xe gan làm cho bệnh nhân bị suy kiệt và hốc hác. Ổ mủ to có thể bị vỡ vào trong ổ bụng hoặc vỡ vào các vùng kế cận như khoang màng tim, màng phổi gây viêm màng tim, viêm màng phổi...

Vậy khi phát hiện áp xe gan bạn cần phải làm gì?

Áp xe gan là một bệnh nhiễm trùng lành tính, hoàn toàn chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị đúng. Áp xe gan không bao giờ gây xơ gan hoặc ung thư gan như một số bệnh nhân thường lo sợ.

Điều trị nội khoa (dùng thuốc)

Áp dụng với áp xe gan mà ổ mủ có kích thước nhỏ

  • Các thuốc nhóm 5 metroimidazol (klion, flagyl, secnidazol....): điều trị bằng đường uống và đường tiêm.
  • Thuốc chống amip đơn thuần: Thuốc thường được chỉ định dùng cho các thể từ nhẹ đến nặng với ổ áp- xe có đường kính 10 cm nhưng đến sớm (dưới 1 tháng). Thời gian dùng các thuốc diệt amip trung bình 10 ngày, có trường hợp 20 ngày, tuỳ vào loại thuốc diệt amip.
vicare.vn-ap-xe-gan-la-do-te-bao-gan-bi-pha-huy-tao-thanh-o-mu-o-gan-co-dung-khong-body-2

Can thiệp áp xe gan đối với các ổ mủ có kích thước lớn

  • Chọc hút mủ phối hợp với thuốc chống amip trong các trường hợp điều trị bằng các thuốc trên không hiệu quả; Ổ áp-xe to, đường kính trên 10 -12cm (đánh giá trên siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính).
  • Mổ dẫn lưu phối hợp với thuốc diệt amip: Ngày nay chỉ định mổ dẫn lưu ngày càng thu hẹp, chỉ giới hạn trong một số trường hợp cụ thể như: Điều trị chọc hút mủ không hiệu quả; khi có biến chứng nguy hiểm: Vỡ vào màng phổi, màng ngoài tim...; khi ổ áp-xe quá lớn.

Cách phòng chống bệnh áp xe gan

  • Trong sinh hoạt hằng ngày cần chú ý:

Đảm bảo vệ sinh cá nhân: rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Đảm bảo vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn uống thức ăn đường phố.

  • Phát hiện bệnh cần phải chữa tận gốc do bệnh có thể lây truyền sang người khác.
  • Ăn uống điều độ hạn chế rượu, bia, thuốc lá.
  • Có thể sử dụng một số thuốc thảo dược, thực phẩm chức năng để tăng sức đề kháng cho gan. Nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có nghiên cứu lâm sàng và đã được bộ y tế chứng nhận.

Tóm lại, bệnh áp xe gan là bệnh nhiễm trùng lành tính, hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu còn bất kì câu hỏi nào, hãy đến với bệnh viện Vinmec để được tư vấn cụ thể và chăm sóc sức khỏe của bạn một cách tốt nhất.

Xem thêm:

  • Gói khám sàng lọc gan mật - nâng cao
  • Bị bệnh áp xe gan có nguy hiểm không?