Ảnh hưởng tâm lý khi phá thai ở tuổi vị thành niên
Phá thai ở tuổi vị thành niên đang có xu hướng tăng cao chóng mặt, mỗi năm có hàng nghìn ca phá thai ở mọi lứa tuổi, trong đó chủ yếu ở độ tuổi vị thành niên chiếm tỷ lệ rất cao. Đây là tình trạng báo động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tâm lý, dẫn tới hiện tượng vô sinh trở nên phổ biến hiện nay.
Ảnh hưởng tâm lý khi phá thai ở tuổi vị thành niên
Thực trạng phá thai ở tuổi vị thành niên.
Tại Việt Nam hiện nay mỗi năm ước tính có khoảng 70.000 ca phá thai ở lứa tuổi vị thành niên và người trẻ chưa lập gia đình. Mặc dù đã có nhiều biện pháp nâng cao nhận thức về việc nạo phá thai cho giới trẻ, tuy nhiên vẫn chưa mang thai nhiều kết quả, đây đang là thực trạng báo động ở nước ta.
Mỗi năm chỉ tính riêng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương có tới 5000 ca nạo hút thai, trong đó 30% là những phụ nữ dưới 24 tuổi. Độ tuổi trung bình thực hiện phá thai ngày càng thấp đi, tỉ lệ các em vị thành niên dưới 15 tuổi tiến hành phá thai tăng lên, thậm chí có người phá thai vài lần liên tiếp. Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp phá thai chui, đến các phòng khám tư, việc này rất khó thông kê được con số cụ thể.
Tình trạng quan hệ tình dục sớm ở giới trẻ hiện nay trở nên rất phổ biến, có tới 36% số thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 14 đến 17 đã có quan hệ tình dục hoàn toàn tự nguyện. Việc quan hệ quá sớm khi kiến thức và cơ thể chưa hoàn thiện rất dễ dẫn tới việc mang thai ngoài ý muốn, trong khi việc chịu trách nhiệm về hành vi của mình thì còn rất kém, từ đó lựa chọn phương pháp nạo hút thai để giải quyết hậu quả.
Bên cạnh đó, tuổi các em còn quá ít nên việc ý thức được hậu quả của việc nạo hút thai là rất kém, nên gây ra hậu quả nặng nề đến sức khỏe lâu dài cũng như tâm lý của các em.
Những ảnh hưởng của việc phá thai trong tuổi vị thành niên.
Phá thai sẽ gây ra những hậu quả và biến chứng lâu dài về sau như:
Viêm nhiễm cơ quan sinh sản: ngứa, chảy máu, đau nhức và mắc các bệnh lây nhiễm,...
Gây thủng tử cung, âm đạo, ống dẫn trứng,...
Băng huyết và nhiễm trùng do sót nhau, sót thai,...
Dẫn tới tác ống dẫn trứng gây khó thụ thai sau này.
Tử cung trở nên mỏng hơn bình thường khiến trứng khó làm tổ sau thụ tinh.
Dễ gây chửa ngoài dạ con ở các lần mang thai sau.
Có thể gây vô sinh nếu thực hiện ở những địa điểm không đảm bảo an toàn.
Tác động xấu đến mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Ảnh hưởng tâm lý khi phá thai ở độ tuổi vị thành niên.
Phá thai không chỉ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản mà còn tác động không nhỏ đến tâm lý, tạo thành tổn thương chấn động lâu dài.
Luôn căng thẳng, lo lắng khi tiến hành nạo hút thai.
Tâm lý sợ hãi, ngại tiếp xúc nói chuyện với mọi người.
Tâm trạng buồn phiền, suy nghĩ tổn thương cũng như tội lỗi lâu dài.
Có thể dẫn tới stress và trầm cảm nếu không được quan tâm hay giải tỏa áp lực.
Luôn cảm thấy mặc cảm về quá khứ, cơ thể.
Chấn động tâm lý có thể kéo dài mãi một thời gian sau, thậm chí vĩnh viễn.
Phá thai ở độ tuổi quá sớm, nhất là trong độ tuổi vị thành niên sẽ gây ra những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, đồng thời tác động mạnh đến tâm lý, ảnh hưởng đến học tập và tương lai. Vì vậy, cần có các biện pháp khắc phục tình trạng phá thai ở độ tuổi vị thành niên như: đưa kiến thức gao dục giới tính sinh sản vào học đường, gia đình và nhà trường cần kết hợp để quản lý cũng như quan tâm các em nhiều hơn.