Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

Trong thời gian mang thai mẹ bầu rất có thể mắc phải tiểu đường thai kỳ do sự thay đổi của các hormone, do chế độ ăn uống hay do tiền sử mắc bệnh tiểu đường.Vậy ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi như thế nào, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

Như thế nào là tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là trường hợp phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai, có thể trước đó họ chưa bị bệnh này. Bệnh hay xuất hiện vào khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu lần mang thai đầu bị tiểu đường thai kỳ thì ở lần mang thai tiếp theo, bệnh nhân rất có thể sẽ tiếp tục gặp phải tình trạng này. Khi mang thai, các hormone có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh insulin . Và khi đó, insulin không đủ để chuyển hóa glucose thành năng lượng phục vụ cho cơ thể. Khi lượng glucose không được chuyển hóa, chúng tồn tại trong máu và là tác nhân gây ra tiểu đường thai kỳ.

Biểu hiện khi mắc tiểu đường thai kỳ

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi là rất lớn vì vậy mẹ bầu cần thực sự lưu tâm với các biểu hiện có thể xảy ra sau đây:

- Mẹ bầu khi mắc tiểu đường thai kỳ thì thường xuyên có cảm giác khát nước và uống rất nhiều, ban đêm có thể dậy nhiều lần để uống nước.

- Đi tiểu nhiều lần cung là biểu hiện của tiểu đường thai kỳ. Thậm chí vẫn đi tiểu nhiều lần ngay cả khi uống ít nước. Tần suất đi tiểu thay đổi thất thường vì vậy mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

- Mệt mỏi kéo dài, thở dốc sau bữa ăn thì đây cũng rất có thể là triệu chứng cho thấy bạn mắc tiểu đường thai kỳ

vicare.vn-anh-huong-cua-tieu-duong-thai-ky-doi-voi-thai-nhi-body-1

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

Khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ thì có thể gây ra những ảnh hưởng vô cùng lớn đối với sức khỏe thai nhi cụ thể như sau:

- Tỉ lệ bị dị tật bẩm sinh và tử vong cho thai nhi tăng rất cao.

- Do không kiểm soát được lượng glucose thừa trong máu sẽ làm thai nhi phát triển khá to. Vì vậy rất khó sinh và gây những tổn thương cho trẻ.

- Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn tới suy hô hấp ở trẻ do insulin tăng cao.

- Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi là gây ra rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết.

Tiểu đường thai kỳ có lây từ mẹ sang con không?

Theo nghiên cứu thì bệnh tiểu đường thai kỳ có thể di truyền từ mẹ sang con và tùy thuộc vào tuổi tác, nhóm bệnh mà khả năng di truyền là khác nhau:

- Trường hợp mẹ bị tiểu đường tuýp 1 thì tùy theo thời điểm sinh con mà nguy cơ con mắc tiểu đường là khác nhau. Cụ thể, thời điểm sinh con dưới 25 tuổi thì nguy cơ con mắc bệnh là 4% ,thời điểm sinh con là 25 tuổi trở lên thì khả năng con bị tiểu đường là 1%.

- Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nguyên nhân là do ăn uống không lành mạnh, lười vận động có thể dẫn đến các bệnh béo phì, thừa cân. Khả năng di truyền từ mẹ sang con là 14%.

Những lưu ý của mẹ bầu khi mắc tiểu đường thai kỳ

Trong quá trình mang thai, cơ thể sẽ có rất nhiều thay đổi đồng nghĩa rằng lượng đường huyết cũng có sự tăng giảm nhất định vì vậy mẹ bầu nên chú ý chế độ dinh dưỡng, tập luyên, đồng thời phải kiểm tra lượng đường trong máu và theo dõi những thay đổi trong cơ thể dù là nhỏ nhất để hạn chế ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi:

- Sử dụng những thực thẩm nhiều vitamin, chất xơ, chất đạm và hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo .

- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng với thực phẩm giàu chất canxi và chất sắt.

- Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt để kiểm soát được lượng đường trong máu

Trên đây HoiBenh đã cung cấp cho các bạn những thông tin về ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi. Mong rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích cho các mẹ chăm sóc sức khỏe thai nhi trong quá trình mang thai.