Ăn trứng vịt lộn khi mang bầu, mẹ đã biết những gì?

Trứng vịt lộn là món ăn phổ biến ở Việt Nam và được rất nhiều người ưa chuộng. Nhiều người cho rằng, trứng vịt lộn có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, với bà bầu, ăn trứng vịt lộn có thực sự tốt? ăn như thế nào mới đạt hiệu quả? HoiBenh sẽ giới thiệu tới các chị em những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn để chị em tham khảo thêm.

Ăn trứng vịt lộn khi mang bầu, mẹ đã biết những gì? Ăn trứng vịt lộn khi mang bầu, mẹ đã biết những gì?

Trứng vịt lộn là món ăn phổ biến ở Việt Nam và được rất nhiều người ưa chuộng. Nhiều người cho rằng, trứng vịt lộn có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, với bà bầu, ăn trứng vịt lộn có thực sự tốt? Ăn như thế nào mới đạt hiệu quả? HoiBenh sẽ giới thiệu tới các chị em những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn để chị em tham khảo thêm.

Bà bầu có được ăn trứng vịt lộn?

Có rất nhiều những lời “đồn” xung quanh việc mẹ bầu ăn trứng vịt lộn như: ăn nhiều trứng vịt lộn thì sinh con sẽ nhiều tóc, bé sẽ bị hen khi mẹ ăn trứng vịt lộn lúc mang bầu,... Thế nhưng trên thực tế, chưa có cơ sở khoa học nào có thể chứng minh được những lời “đồn” này là đúng với sự thật.

Trong một quả trứng vịt lộn sẽ có khoảng 182kcal năng lượng; 13,6g protein; 82mg canxi;12,4g lipit; 600mg cholesterol; 212mg phốtpho, ... Hơn thế, trong một quả trứng vịt lộn còn chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như: vitamin A, vitamin B, vitamin C... Thậm chí, hàm lượng sắt có trong trứng vịt lộn còn cao hơn cả ở trong trứng gà.

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được tác hại của trứng vịt lộn đối với bà bầu mà thực tế cho thấy, trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu còn cần phải bổ sung thêm loại thực phẩm này. Thế nhưng, bất cứ cái gì mà quá đều không tốt và việc ăn trứng vịt lộn cũng tương tự như vậy, ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Bởi trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng và vitamin, còn hơn cả trứng gà, thế nên nếu ăn liên tục trong nhiều ngày, nhiều bữa rất dễ khiến mẹ bầu bị tăng lượng cholesterol ở trong máu, làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì hoặc dễ khiến mẹ bầu mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp hoặc tiểu đường.

Hơn nữa, trong trứng vịt lộn có hàm lượng vitamin A cao, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cho mẹ bầu gặp phải tình trạng dư thừa vitamin A trong suốt thai kỳ. Điều này khiến thai nhi gặp nhiều nguy hiểm.

vicare.vn-nhung-luu-y-khi-trung-vit-lon-ma-ba-bau-phai-biet-body-1

Hàm lượng dinh dưỡng trong trứng vịt lộn là rất lớn.

Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn mà mẹ bầu nên biết

– Về mặt nguyên tắc, khi mang thai, để đảm bảo sự cân bằng về mặt dinh dưỡng thì mẹ bầu cần bổ sung các dưỡng chất từ nhiều nguồn khác nhau, thực phẩm phải đa dạng và phong phú. Thế nên, mẹ bầu cần tránh tình trạng ăn quá nhiều trứng vịt lộn, chỉ cần mỗi tuần ăn từ 1 – 2 quả trứng vịt lộn là đã đủ dinh dưỡng rồi.

– Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì nó có hàm lượng đạm khá cao. Ăn vào buổi tối dễ khiến mẹ bầu bị khó tiêu và đầy hơi.

– Để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao, những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc bị các bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt lộn. Nếu có thể không ăn thì càng tốt.

– Khi ăn trứng vịt lộn thường kèm theo rau răm. Thế nhưng điều này sẽ khiến những mẹ bầu nào mang thai 3 tháng đầu gặp nguy hiểm. Bởi rau răm sẽ khiến mẹ bầu bị chảy máu, thậm chí làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Vì thế, mẹ bầu chỉ nên ăn rất ít gọi là có hương vị, nếu có thể thì đừng ăn rau răm.

– Trứng vịt lộn rất giàu vitamin A thế nên khi ăn trứng vịt lộn, mẹ bầu không nên ăn cùng những loại thực phẩm cũng giàu vitamin A hoặc là uống bổ sung vitamin. Lượng vitamin A dư thừa này sẽ tích lũy dưới da và gan, khiến da bị vàng, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương ở thai nhi.

– Trứng vịt lộn khi ăn phải được rửa sạch và nấu chín kỹ mới được ăn.

– Những chị em có bệnh cao huyết áp, bị tiểu đường, bị viêm gan hoặc gan nhiễm mỡ, bị những bệnh về tim mạch, gút... cũng nên kiêng hoặc tốt hơn nhất là không ăn nhiều trứng vịt lộn. Bởi nó có thể làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và khiến chị em bị đột quỵ. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm với bà bầu.

Như vậy, trứng vịt lộn sẽ rất tốt cho cơ thể bà bầu nếu như chị em nắm được những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn như bên trên. Dù có thèm đến mấy, chị em cũng cố gắng không ăn quá nhiều trứng vịt lộn. Thay vào đó, hãy bổ sung thêm dinh dưỡng từ những thực phẩm khác như: thịt, trứng, sữa, rau, củ, quả...