Ăn tỏi với mật ong có sao không?

Tỏi được coi là như một trong những thực phẩm lành mạnh, là chất kháng sinh tự nhiên và chữa được vô số bệnh khác nhau. Khi kết hợp ăn tỏi với mật ong có sao không? Không ít người lo sợ rằng sự kết hợp giữa tỏi và mật ong sẽ gây những tác hại cho cơ thể. Tuy nhiên, hãy yên tâm vì chúng là những loại thực phẩm hoàn toàn tốt cho sức khỏe.

Ăn tỏi với mật ong có sao không? Ăn tỏi với mật ong có sao không?

Tỏi được coi là như một trong những thực phẩm lành mạnh, là chất kháng sinh tự nhiên và chữa được vô số bệnh khác nhau. Khi kết hợp ăn tỏi với mật ong có sao không? Không ít người lo sợ rằng sự kết hợp giữa tỏi và mật ong sẽ gây những tác hại cho cơ thể. Tuy nhiên, hãy yên tâm vì chúng là những loại thực phẩm hoàn toàn tốt cho sức khỏe.

Tỏi mật ong có tác dụng gì?

Tỏi là loại thực phẩm quen thuộc được sử dụng phổ biến trong các công thức chế biến món ăn của gia đình. Tỏi chứa hàm lượng calo thấp nhưng lại giàu các thành phần khác như mangan, vitamin B6, vitamin C, selen, chất xơ... Đặc biệt, sự góp mặt của hợp chất allicin làm nên nhiều công dụng tuyệt vời của tỏi như hỗ trợ tiêu hóa, giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa ung thư, chống viêm nhiễm.

Mật ong cũng là sản phẩm tự nhiên nổi tiếng với nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, enzyme đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cả chăm sóc sắc đẹp toàn diện.

Sự kết hợp của tỏi và mật ong sẽ tạo nên một hỗn hợp hoàn hảo bổ sung gấp đôi dưỡng chất cho cơ thể và đem lại nhiều công dụng hơn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, giúp sức khỏe tốt hơn và nuôi dưỡng vẻ đẹp ngoại hình cải thiện nhanh chóng.

1. Giúp cải thiện tuần hoàn máu

Sử dụng tỏi ngâm mật ong mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu tốt hơn. Nguyên nhân là do hợp chất lưu huỳnh trong tỏi khi kết hợp với các chất trong mật ong tác dụng ngăn ngừa đông máu, tăng cường tĩnh mạch, từ đó tránh được những rối loạn như huyết khối và tĩnh mạch.

vicare.vn-toi-voi-mat-ong-co-sao-khong-body-1

2. Giảm viêm

Theo các nghiên cứu khoa học, rối loạn sức khỏe mãn tính mà con người gặp phải có liên quan đến sự mất cân bằng trong cơ thể, đây cũng là nguyên nhân gây viêm.Tỏi và mật ong đều có tính kháng viêm và hoạt động như một tác nhân giúp giảm đau, giảm khó chịu cho các chứng viêm khớp, giữ nước và rối loạn cơ.

3. Ổn định huyết áp

Một trong những công dụng của tỏi ngâm mật ong là giúp ổn định huyết áp trong cơ thể. Huyết áp có thể gây đe dọa đến sức khỏe tim mạch, vì thế nếu muốn kiểm soát huyết áp mà không dùng thuốc bạn có thể thử dùng tỏi ngâm mật ong vào lúc dạ dày rỗng, tốt nhất là buổi sáng.

4. Trị ho

Tỏi ngâm mật ong trị ho là phương thuốc tự nhiên, không có tác dụng phụ. Bất kể các chứng ho do vi khuẩn hay virus chỉ cần uống tỏi ngâm mật ong là có thể giúp làm dịu kích ứng và kích thích việc loại bỏ đờm.

vicare.vn-toi-voi-mat-ong-co-sao-khong-body-2

5. Giúp hồi phục nhanh các bệnh cảm thông thường

Ăn tỏi ngâm mật ong mỗi ngày sẽ giúp chống lại các virus và kích thích sản xuất kháng thể để bảo vệ đường thở, nhờ đó các bệnh cảm lạnh, cảm cúm sẽ nhanh chóng vượt qua mà không cần phải dùng đến thuốc.

6. Tăng cường hệ miễn dịch

Vì tỏi và mật ong đều có đặc tính kháng viêm chống vi khuẩn, virus nên có tác dụng tuyệt vời cho việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Cả 2 loại thực phẩm này giúp cải thiện khả năng phòng vệ của cơ thể để ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.Như vậy, tỏi ngâm mật ong là sản phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe và làm đẹp của con người mà không gây bất kỳ nguy hại hay độc tính cho cơ thể. Chỉ cần biết sử dụng đúng cách thì những lợi ích của nó đem lại sẽ không làm người dùng thất vọng.

Ăn tỏi với mật ong có sao không? Có độc không?

Tỏi ngâm mật ong có thể bạn nghe rất kỳ lạ khi có sự kết hợp này với nhau. Khi kết hợp 2 loại nguyên liệu này sẽ tạo ra một hợp chất có tác dụng kỳ diệu đối với sức khỏe của chúng ta. Tuy vậy vẫn còn rất nhiều thắc mắc và hoài nghi rằng liệu tỏi ngâm mật ong có độc không? Muốn biết ăn tỏi với mật ong có tốt cho sức khỏe hay không phải căn cứ vào tính chất của hai loại này cũng như các thành phần cấu thành.

Tỏi là một loại gia vị, đồng thời là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời. Tỏi có vị cay, tính ôn, chủ yếu có các loại tinh dầu, vitamin A, E, B1, B2... Tỏi kích thích tiêu hóa, giải độc, trừ đờm, sát khuẩn, thậm chí là diệt trừ giun. Trong Đông y, tỏi được dùng để chữa các trường hợp tiêu hóa kém, viêm do hô hấp, chữa tả, lị, viêm âm đạo do nhiễm trùng roi, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu.

Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có vị ngọt, tính bình, không nóng. Thành phần chủ yếu có trong mật ong gồm: đường gluco, lenluzo và fructozo, chất thơm, các loại men, có nhiều vitamin A, B, D, khoáng chất. Theo Đông y, mật ong bổ trung tiêu, làm thuốc bổ toàn thân, nhuận tràng, sát khuẩn, chữa đau loét dạ dày, tá tràng, viêm phế quản...

Từ đó cho chúng ta thấy được là tỏi và mật ong có cùng những dưỡng chất thiết yếu chống oxy hóa rất tốt nên dễ dàng trả lời thắc mắc “ăn tỏi với mật ong có sao không” đó là không hề gây độc và rất nhiều tác dụng tốt nhé. Trên căn bản, 2 nguyên liệu này không hề kỵ nhau, thậm chí khi kết hợp lại sẽ đem đến những công dụng vô cùng tốt cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới. Chỉ có điều, khi trộn mật ong với tỏi sẽ tạo ra mùi vị dễ ăn không mà thôi, vì nhiều người không quen với mùi của tỏi.

Một số trường hợp không nên dùng tỏi: Trẻ em bụng dạ yếu, người có da nhạy cảm không nên bôi bên ngoài, người có phản ứng phụ khi ăn hỗn hợp tỏi và mật ong cần dừng lại ngay và đến khám bác sĩ.

vicare.vn-toi-voi-mat-ong-co-sao-khong-body-3
Ăn tỏi với mật ong có rất nhiều tác dụng

8 điều tối kỵ khi ăn tỏi cần ghi nhớ

Mặc dù tỏi có nhiều tác dụng rất tốt với sức khỏe, nhưng mọi người nên chú ý sử dụng sao cho đúng cách để mang lại hiệu quả cao nhất.

1. Không ăn tỏi khi đói bụng

Ăn tỏi lúc đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại đồ ăn khác thì rất dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.

2. Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh về mắt

Trung y có câu: "Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt". Bởi loại củ này có một phần thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.

3. Không ăn tỏi quá nhiều

Tỏi tuy tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi là đủ. Tỏi được xếp vào nhóm gia vị cay, ăn tỏi nhiều có thể làm mất tính cân bằng trong môi trường dạ dày, dẫn tới chứng chán ăn, mệt mỏi, giảm cân, thậm chí còn ảnh hưởng tới thận, tổn thương khí huyết và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.

4. Không ăn tỏi khi đang bị đi tả

Với người bình thường, ăn tỏi sống đặc biệt có lợi đối với dạ dày. Nhưng với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.

Nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.

5. Không ăn tỏi với các loại thực phẩm kiêng kỵ

Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn với tỏi bao gồm: Thịt gà, trứng, cá trắm, thịt chó. Tỏi kết hợp với thịt gà sẽ dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc. Tương tự như vậy, cá trắm nấu cùng tỏi khi ăn sẽ dễ dẫn tới tình trạng chướng bụng. Tỏi ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu.

6. Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh nặng

Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc. Không ăn tỏi khi đang sử dụng thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

7. Không ăn tỏi nếu có tiền sử mắc các bệnh về gan

Nhiều người cho rằng tỏi có tác dụng chuẩn khuẩn, ăn nhiều có thể phòng bệnh viêm gan. Thậm chí, có người sau khi mắc bệnh gan vẫn kiên trì ăn tỏi hằng ngày. Đây là cách làm "lợi bất cập hại". Danh y nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân từng viết: "Tỏi ăn lâu dài sẽ tổn thương gan". Nguyên nhân là do loại củ này có vị cay, tính nóng, gây kích thích mạnh. Người mắc bệnh gan (đặc biệt là các đối tượng bị nóng gan) ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.

8. Không ăn tỏi nếu bị dị ứng hoặc khó tiêu hóa

Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy bị ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên tạm ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm:

  • Tỏi đen ngâm mật ong chữa bệnh gì?
  • Uống rượu tỏi đen có tác dụng gì?
  • Trị mụn hạt cơm bằng tỏi hiệu quả ngay tại nhà