Ăn sữa chua sai cách cũng gây hại cho sức khoẻ? Đọc ngay bài này để biết lý do

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn lạm dụng, ăn sữa chua sai cách cũng gây hại cho sức khoẻ. Sau đây là những lưu ý cần thiết giúp bạn hiểu và có cách ăn đúng, tránh được những sai lầm khi ăn sữa chua.

Ăn sữa chua sai cách cũng gây hại cho sức khoẻ? Đọc ngay bài này để biết lý do Ăn sữa chua sai cách cũng gây hại cho sức khoẻ? Đọc ngay bài này để biết lý do

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn lạm dụng, ăn sữa chua sai cách cũng gây hại cho sức khoẻ. Sau đây là những lưu ý cần thiết giúp bạn hiểu và có cách ăn đúng, tránh được những sai lầm khi ăn sữa chua.

Tác dụng của sữa chua

Sữa chua là món ăn ngon, bổ dưỡng, dễ ăn phù hợp cho mọi lứa tuổi. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, sữa chua còn có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột.

Tuy nhiên để đạt được các lợi ích tuyệt vời của sữa chua, thì cần phải biết ăn một cách hợp lý để không gây hại cho sức khỏe.

Sữa chua (yaourt) thực chất là sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức sữa tươi ủ cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Quá trình này xảy ra trong khi lên men sữa chua là do đường lactoza chuyển thành đường glucoza, sau đó chuyển thành axit piruvic, cuối cùng là chuyển thành axit lactic. Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein, glucid, lipid, axit amin cần thiết, nhất là lysin, các muối khoáng canxi và vitamin nhóm A và B.

Ăn sữa chua bao nhiêu là đủ?

Tuy là loại thức ăn bổ dưỡng song vẫn phải ăn một cách khoa học. Nếu chúng ta ăn quá nhiều đặc biệt là vào lúc đói, thì các men lactic có trong sữa chua sẽ dễ bị phân hủy và các tác dụng của nó sẽ mất đi rất nhiều.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người nên duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung 2 hộp sữa chua mỗi ngày sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch giúp mang lại một cơ thể khỏe mạnh, minh mẫn.

Còn đối với trẻ nhỏ, bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng phù hợp: trẻ 2 tuổi trở xuống chỉ cho ăn một ngày 1/2 hộp và trên 3 tuổi thì có thể cho ăn từ 1 đến 2 hộp sữa chua mỗi ngày.

HoiBenh.vn-tre-em-an-sua-chua-luc-na0-la-tot-nhat-body-2

Sữa chua không thể phối hợp với mọi loại thức ăn

Nếu bạn ăn sữa chua cùng với những thực phẩm gia công từ thịt có hàm lượng chất béo cao như lạp sườn, xúc xích, thịt ướp muối thì rất có thể bạn sẽ gây hại cho sức khoẻ của mình. Đó là do axit sunphurơ trong những loại thực phẩm này có thể kết hợp với amin trong sữa tạo nên chất gây ung thư. Với người hay bị đau bụng đi ngoài, người mắc bệnh đường ruột cần phải thận trọng khi dùng sữa chua.

Và nếu bạn dùng sữa chua chung với các loại thuốc kháng sinh thì nghĩa là bạn tự tay phá huỷ những vi khuẩn có lợi trong sữa, tốt nhất sau khi uống thuốc từ 1-2 giờ mới nên ăn sữa chua. Nhưng với những đồ ăn có chứa tinh bột như cơm, bánh mì, mì sợi, bánh bao... thì bạn có thể yên tâm khi kết hợp với sữa chua.

Với những người đang muốn giảm cân thì ăn sữa chua nó tạo ra cảm giác no bụng, và nhờ đó có thể giảm bớt lượng thức ăn trong bữa ăn sau đó. Nhưng ngược lại do năng lượng có trong sữa chua còn cao hơn cả sữa thông thường nên nếu bạn ăn nhiều đương nhiên cân của bạn sẽ tăng vùn vụt.

Không chống đói bằng sữa chua

Khi bụng đói, độ PH trong dạ dày con người bao giờ cũng cao và điều này làm hại đến những vi khuẩn có lợi trong sữa chua, tác dụng tăng cường sức khoẻ của sữa chua vì thế bị giảm đi đáng kể, và nếu đói ăn chữa chua cũng không tốt cho dạ dày. Vì vậy tốt nhất bạn chỉ nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 30 -1 tiếng, bởi lúc này dịch vị trong dạ dày bạn đã bị loãng đi, độ PH trong dạ dày cũng thích hợp cho vi khuẩn sữa sinh sôi.

Lượng axit và vi khuẩn có lợi trong sữa chua là những thành phần giúp kích thích hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu kết hợp sữa chua với các loại trái cây có tính chua sẽ đẩy lượng axit lên cao, dễ gây hại cho người bị đau dạ dày, lâu ngày sẽ ăn mòn thành dạ dày gây ra các bệnh về dạ dày, đường ruột.

Ăn sữa chua vào buổi tối rất tốt cho sức khoẻ nhưng nhớ đánh răng ngay sau khi ăn bởi một số loại vi khuẩn trong sữa chua và những chất có tính axit có thể gây tổn hại cho răng

Ngoài ra bệnh nhân bị tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật và viêm tuỵ tốt nhất nên tránh loại sữa chua có đường và hàm lượng chất béo cao nếu không muốn bệnh tình ngày càng trầm trọng.

Không đun nóng sữa chua

Sữa chua thường bảo quản trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp, vì vậy để đảm bảo tác dụng của sữa chua và tránh bị viêm họng do quá lạnh, nên lấy sữa chua ra khỏi tủ bảo quản trước giờ ăn 15 - 30 phút. Trong trường hợp cần dùng ngay có thể đặt sữa chua vào bát nước nóng khoảng 60 - 80oC. hông đun nóng sữa chua vì làm mất tác dụng và hương vị ngon lành của sữa.

Trên đây là những chia sẻ về việc ăn sữa chua sai cách cũng gây hại cho sức khoẻ, mong rằng sau bài viết này các bạn đã biết ăn sữa chua đúng cách, để phát huy được hết tác dụng của món ăn bổ dưỡng này.

Xem thêm :

  • Tránh xa bệnh cao huyết áp nhờ ăn sữa chua hàng ngày
  • Công dụng và cách làm mặt nạ mật ong và sữa chua
  • Cách trị ngứa vùng kín bằng sữa chua