Ăn lựu khi mang thai có được không?

Ăn lựu khi mang thai có được không là câu hỏi mà trong thời gian qua HoiBenh đã nhận được từ những “mẹ bầu”. Liệu rằng với những dưỡng chất tồn tại trong loại quả này có thực sự phù hợp với chị em mang thai?

Ăn lựu khi mang thai có được không? Ăn lựu khi mang thai có được không?

Ăn lựu khi mang thai có được không là câu hỏi mà trong thời gian qua HoiBenh đã nhận được từ những “mẹ bầu”. Liệu rằng với những dưỡng chất tồn tại trong loại quả này có thực sự phù hợp với chị em mang thai? Với băn khoăn này HoiBenh sẽ đồng hành cùng chị em hôm nay cung cấp những thông tin cần thiết giúp chị em giải đáp thắc mắc. Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin có trong bài viết sau đây.

Chắc hẳn không có ít mẹ bầu đã được khuyên rằng trong thời kỳ thai nghén nên ăn lựu để sinh con má lúm , vậy thực hư thế nào? Thực tế cho thấy rằng chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học chứng minh, xác thực kinh nghiệm dân gian này. Điều này chỉ mới dừng lại ở quan niệm. Tuy nhiên, lựu là là một trong những loại trái cây có chứa rất nhiều hất dưỡng chất mà bạn không nên bỏ qua trong thời kỳ thai nghén.

vicare.vn-an-luu-khi-mang-thai-co-duoc-khong-body-1

Lựu là một trong những loại trái cây giàu vitamin, chất chống oxy hóa, là sự lựa chọn hoàn hảo để ngăn ngừa chứng rạn da vòng bụng khi hiện tượng này đang khá phổ biến ở chị em.

Nhìn vào những vết da rạn, nhiều chị em cho rằng đây là chiến tích đáng tự hào của một người mẹ, còn đối với một số người khác vui miệng gọi đó là bản đồ 3D, và thực ra có không ít phụ nữ cảm thấy tự ti vì những tì vết này.

Nhưng quan trọng hơn vẫn là ăn lựu thì có tốt cho người mang thai hay không? Người mang thai có nên ăn lựu để tốt cho em bé và người mẹ không là điều chúng ta lưu tâm.

Ăn lựu khi mang thai có được không?

Các chuyên gia cho biết rằng: lựu là một trái cây có nhiều chất tốt cho sức khỏe và thai nhi. Chính vì vậy, các mẹ bầu có thể yên tâm ăn lựu mà không lo chúng gây hại. Ngược lại lựu rất tốt cho mẹ và bé. Bởi:

-Lựu có xuất xứ vốn ở các nước Trung Đông. Thời gian phù hợp nhất để mua lựu là vào khoảng tháng tư đến tháng tám. Trong quả lựu chứa một số hợp chất phytochemical, hợp chất này đã được khẳng định là rất tốt cho hệ tim mạch. Ngoài ra, ăn lựu khi mang thai sẽ có tác dụng giảm nguy cơ mẹ bầu mắc tiền sản giật do huyết áp tăng vào 3 tháng cuối thai kỳ, bởi loại trái cây nhiệt đới này còn giúp cân bằng huyết áp.

-Lựu là loại trái cây dồi dào của vitamin C. Chính vì vậy, nó sẽ tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể người phụ nữ. Khi thai nhi ngày một lớn trong bụng mẹ thì cơ thể người mẹ sẽ tập trung dồn hết vào quá trình này dẫn đến sao nhãng những nhiệm vụ khác. Chính lúc này, việc bổ sung vitamin C là rất cần thiết để cải thiện hệ miễn dịch cơ thể, bảo vệ khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh.

-Đã có nhiều cuộc nghiên cứu khoa học chứng minh rằng ăn lựu khi mang thai còn có công dụng tích tốt đối với hệ xương của mẹ bầu và cả thai nhi.

-Trong quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chị em tươi trẻ làn da. Thực tế đã có nhiều sản phẩm làm đẹp được chiết xuất tự lựu có tác dụng giúp chống khô và rạn da ở chị em phụ nữ.

vicare.vn-an-luu-khi-mang-thai-co-duoc-khong-body-2

Mách mẹ bầu cách bổ sung lựu vào thực đơn dinh dưỡng

Ngoại trừ nước ép lựu, mẹ bầu có thể ăn cả hạt lựu mà không lo bị khó tiêu

Bạn có thể cắt trái lựu làm đôi, sau đó tách hạt ra khỏi vỏ và dùng thìa ép hạt lựu ra nước. Phần nước ép lựu này mẹ bầu có thể ăn với sữa chua, hoặc có thể uống kèm các loại sinh tố khác.

Không chỉ vậy, cách rắc hạt lựu lên salad của món khai vị hoặc món ăn tráng miệng cũng là cách làm được nhiều chị em lựa chọn.

Ngoài ra, chị em có thể sử dụng nước ép lựu để trộn chung với nước sốt nướng thịt cũng rất ngon.

Những thông tin mà HoiBenh cung cấp đã nêu lên một cách đầy đủ câu trả lời giúp chị em có thể biết được ăn lựu khi mang thai có được không, từ đó có thể lựa chọn loại trái cây này để sử dụng một cách tốt nhất.

Chúc bạn sức khỏe!.