Ăn không tiêu buồn nôn khi mang thai phải làm sao?

Trong giai đoạn thai kỳ, nhiều chị em khó chịu vì tình trạng ăn không tiêu buồn nôn khi mang thai . Điều này khiến thai phụ mệt mỏi, kén ăn, dẫn đến suy giảm sức khỏe của cả mẹ và bé. Cùng HoiBenh tìm hiểu thông tin bệnh lý này trong bài viết sau đây.

Ăn không tiêu buồn nôn khi mang thai phải làm sao? Ăn không tiêu buồn nôn khi mang thai phải làm sao?

Trong giai đoạn thai kỳ, nhiều chị em khó chịu vì tình trạng ăn không tiêu buồn nôn khi mang thai. Điều này khiến thai phụ mệt mỏi, kén ăn, dẫn đến suy giảm sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ăn không tiêu buồn nôn khi mang thai phải làm sao?

Theo tiến sĩ, bác sĩ Lê Thành Lý, Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan mật, bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ một số giải pháp dưới đây nhằm hỗ trợ chị em giảm tình trạng ăn không tiêu buồn nôn khi mang thai.

  • Uống đủ nước

Phụ nữ mang thai cần uống đủ nước (2,5l đến 3l nước tinh khiết mỗi ngày). Điều này có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm triệu chứng ăn không tiêu buồn nôn khi mang thai, đồng thời bổ sung lượng nước đã mất do nôn ói.

  • Sử dụng các thực phẩm, gia vị hỗ trợ

Gừng, lá bạc hà tươi, hạt hạnh nhân, chanh, trà xanh... rất tốt cho chị em mang thai. Những dược thảo này giúp đẩy lùi dần dần tình trạng nôn ói, ốm nghén.

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh được xem là chìa khóa vàng giúp giảm tình trạng ăn không tiêu buồn nôn khi mang thai. Trong thời gian thai kỳ, chị em không được để cơ thể quá đói hoặc quá no và nên tránh xa các nguyên nhân gây đầy hơi (ăn các loại đậu, thức ăn chiên xào, thức uống có gas, các loại mắm, phô mai, cà phê sữa...). Thay vào đó, thai phụ nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, nên ăn chậm, nhai kỹ để tránh đầy hơi, khó tiêu.

  • Tránh những thứ có thể gây buồn nôn

Mùi hôi, cá tanh, mùi chiên xào... dễ khiến thai phụ buồn nôn, tăng mức độ trầm trọng của ốm nghén. Vì vậy, chị em muốn tránh tình trạng ăn không tiêu buồn nôn khi mang thai thì cần hạn chế tiếp xúc những thứ gây khó chịu với khứu giác

  • Giữ tinh thần lạc quan

Tinh thần lạc quan, sảng khoái có tác động rất lớn đến cơ thể thai phụ nói chung và tình trạng ốm nghén nói riêng. Niềm vui sống mỗi ngày sẽ giúp chị em đỡ mệt mỏi hơn. Ngoài ra, chị em nên tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để cơ thể thư thái, khỏe mạnh.

vicare.vn-an-khong-tieu-buon-non-khi-mang-thai-phai-lam-sao-body-1
  • Dùng thuốc hỗ trợ

Phụ nữ mang thai cần được chỉ định thuốc một cách cẩn thận. Cơ Quan Quản lý Dược phẩm Mỹ (FDA) đưa ra bảng phân loại quốc tế về mức độ nguy cơ của các loại thuốc dành cho phụ nữ có thai ( FDA use – in Pregnancy Ratings) với 3 loại: loại tuyệt đối cấm dùng cho phụ nữ có thai, loại có bằng cớ gây nguy cơ cho phụ nữ có thai và loại cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ cho phụ nữ có thai. Các loại thuốc nằm ngoài 3 loại trên có thể dùng cho phụ nữ có thai.

Thuốc trị nôn ói, say tàu xe thông thường đều nằm trong 3 nhóm trên, nghĩa là không được dùng cho phụ nữ có thai. Do đó, chưa có một loại thuốc đặc hiệu chống nôn ói ở phụ nữ có thai. Song có thể giảm bớt sự kích thích và chèn ép lên hệ tiêu hóa của phụ nữ có thai bằng cách nhai viên thuốc có hoạt chất Simethicone 80mg sau bữa ăn. Simethicone chỉ có tác dụng chống đầy hơi, chậm tiêu chứ không có tác dụng trực tiếp chống nôn ói.

Tuy nhiên, giảm đầy hơi, giúp tiêu hóa nhanh cũng là yếu tố gián tiếp góp phần hỗ trợ giảm tình trạng ăn không tiêu buồn nôn khi mang thai. Ngoài ra, Simethicone (biệt dược: Air x viên, Mylicon viên, Mylanta Gas...) là hoạt chất được FDA Mỹ xếp trong nhóm được dùng cho phụ nữ có thai. Do thuốc này chỉ tác dụng trong đường tiêu hóa, không hấp thụ vào máu, không vượt qua nhau thai. Liều dùng là nhai từ một viên đến hai viên mỗi lần sau bữa ăn. Trong mọi trường hợp, chị em nên ưu tiên áp dụng các giải pháp tự nhiên trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc.

Xem thêm:

  • Vì sao uống Vitamin khi mang thai lại bị buồn nôn?
  • Chóng mặt buồn nôn khi mang thai tháng cuối mẹ cần lưu ý điều gì?
  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị