Ăn đậu rồng có tốt cho bà bầu?

Đậu rồng là một thực phẩm dân dã, rất quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam. Đậu rồng không chỉ là nguồn cung cấp rau sạch, mà nó còn là thức ăn cung cấp chất đạm và chất béo cao cho cơ thể. Nhiều người khuyên phụ nữ đang mang thai nên ăn nhiều đậu rồng. Vậy ăn đậu rồng có tốt cho bà bầu hay không?

Ăn đậu rồng có tốt cho bà bầu? Ăn đậu rồng có tốt cho bà bầu?

Đậu rồng là một thực phẩm dân dã, rất quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam. Đậu rồng không chỉ là nguồn cung cấp rau sạch, mà nó còn là thức ăn cung cấp chất đạm và chất béo cao cho cơ thể. Nhiều người khuyên phụ nữ đang mang thai nên ăn nhiều đậu rồng. Vậy ăn đậu rồng có tốt cho bà bầu hay không? Mời quý vị cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để có câu trả lời nhé.

Ăn đậu rồng có tốt cho bà bầu không?

Đậu rồng còn được gọi với những cái tên khác như là đậu vuông, đậu khế hay đậu có cánh, nó có tên khoa học là Psophocarpus tetragonolobus, thuộc họ Đậu. Đậu rồng được người dân trồng để lấy quả ăn như một loại rau xanh.

Đậu rồng có vị hơi nhẫn giống với vị của rau diếp. Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy trong thành phần của đậu rồng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như:

  • Có hàm lượng protein cao: chiếm hơn 50%, đặc biệt trong đó có tới 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể.
  • Có 10 loại vi khoáng đó là: Ca, Fe, Mg, Zn, Mn, Cu, Se, Na, P, K.
  • Có chứa nhiều vitamin A, C và vitamin nhóm B.
  • Có nhiều loại đường đơn.
  • Có chất xơ và một ít chất béo.

Nhiều người thích ăn đậu rồng sống vì nó rất giòn và ngon khi còn tươi. Hoặc có thể luộc sơ qua rồi ăn, không cần phải nấu chín quá vì như thế đậu sẽ mềm và kém ngon hơn. Tốt nhất nên ăn khi đậu rồng còn tươi, không nên bảo quản trong tủ lạnh lâu vì sẽ làm cho đậu bị giảm chất lượng và bị biến màu.

vicare.vn-an-dau-rong-co-tot-cho-ba-bau-body-1

Không chỉ có quả mà toàn cây đều có thể sử dụng được:

  • Lá được làm rau ăn.
  • Hoa được sử dụng trong các món bánh.
  • Rễ cây đậu rồng giống như khoai tây nhưng được biết là giàu dinh dưỡng hơn khoai tây.
  • Hạt đậu rồng đem phơi khô, rang rồi chế biến thành một loại nước uống có hương vị gần giống với cà phê, uống rất ngon.

Bà bầu nên ăn nhiều đậu rồng trong thời gian mang thai bởi đây là loại thực phẩm thanh mát, có chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều tác dụng tốt cho cả mẹ và em bé trong bụng.

Các tác dụng của đậu rồng với bà bầu

  • Theo Y học cổ truyền, quả đậu rồng có vị ngọt, tính mát rất phù hợp cho phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh có ít sữa,... Đặc biệt là nó rất an toàn với thai nhi.
  • Đậu rồng có chứa hàm lượng cao sắt, mangan, magie, đồng, phospho,... giúp ngăn ngừa và phòng chống hiệu quả các triệu chứng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt thường gặp ở các bà bầu trong thời gian mang thai.
  • Với hàm lượng folate (vitamin B12) cao, đậu rồng có tác dụng hỗ trợ tối đa cho quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi.
  • Đậu rồng cũng chứa rất nhiều canxi, được cho là cao nhất trong họ nhà đầu, giúp cho mẹ bầu phòng chống các tổn thương xương khớp.
  • Vitamin C có trong đậu rồng giúp bà bầu phòng chống một số rối loạn trong cơ thể, đồng thời giúp cung cấp các dưỡng chất cho thai nhi. Vitamin C cũng làm tăng sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại cho cơ thể
  • Đậu rồng còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống viêm loét dạ dày và xuất huyết dạ dày. Vì vậy nó rất tốt với những bà bầu bị đau dạ dày.
  • Với những bà bầu mới ốm dậy, nên thường xuyên ăn đậu rồng, bởi hàm lượng protein cao trong nó giúp cho việc phục hồi sức khỏe và tăng cường khả năng trao đổi chất bên trong cơ thể bà bầu.

Các tác dụng của đậu rồng đối với thai nhi

Ngoài những tác dụng tốt đối với mẹ bầu, đậu rồng còn là thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

  • Hàm lượng folate (Vitamin B12) có trong đậu rồng giúp ngăn ngừa tình trạng khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • Khi mẹ bầu thường xuyên ăn đậu rồng, lượng canxi có trong đậu rồng giúp cho thai nhi phát triển hệ xương khớp, phòng ngừa tình trạng còi xương sau khi sinh.
  • Theo các chuyên gia Mỹ, đậu rồng là nguồn cung cấp folate (Vitamin B12) tuyệt vời, giúp cho việc tổng hợp DNA và phân chia tế bào.
vicare.vn-an-dau-rong-co-tot-cho-ba-bau-body-2

Một số lưu ý bà bầu cần biết khi ăn đậu rồng

Mặc dù đậu rồng rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, nhưng khi ăn đậu rồng, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Các mẹ nên chọn quả đậu rồng còn tươi và không có các đốm màu nâu.
  • Trước khi ăn, các mẹ cần rửa sạch đậu rồng dưới vòi nước và cắt bỏ phần cuống.
  • Trong trường hợp chưa sử dụng hết, các mẹ nên bảo quản đậu rồng trong túi nilon, để trong ngăn mát tủ lạnh. Chỉ nên bảo quản đậu rồng từ 2 ngày đổ lại, để tránh đậu rồng bị giảm chất lượng hoặc bị hỏng.

Đậu rồng xào nấm - một món ngon từ đậu rồng cho bà bầu

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Đậu rồng: 250g
  • Nấm thủy tiên: 100g
  • Bắp cải tím: 50g
  • Cà rốt: 50g
  • Tỏi: 3 tép
  • Bột gia vị, hạt nêm, muối, tiêu và dầu ăn.

Cách chế biến

  • Đầu tiên, đậu rồng cắt bỏ hai đầu, đem rửa sạch rồi để cho ráo nước. Sau đó cắt khúc hơi vát chéo, dài từ 3 - 4 cm.
  • Cho đậu rồng vào nước đang sôi, chần qua rồi vớt ra, ngâm vào trong nước lạnh để giữ màu xanh của đậu rồng.
  • Nấm thủy tiên cắt bỏ phần chân, ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút, sau đó rửa sạch, để cho ráo nước.
  • Bắp cải tím: các mẹ tách từng lá, rửa sạch rồi thái thành miếng bằng miếng đậu rồng.
  • Cà rốt gọt bỏ vỏ rồi thái sợi.
  • Tỏi bóc bỏ vỏ, sau đó băm nhỏ.
  • Các mẹ cho tỏi vào phi thơm với 1,5 thìa dầu ăn, sau đó cho đậu vào xào với lửa lớn, tiếp theo cho nấm, bắp cải tím và cà rốt vào rồi đảo đều. Các mẹ nêm gia vị cho vừa với khẩu vị, đợi chín rồi tắt bếp, cho thêm một chút hạt tiêu vào nữa, vậy là món ăn ngon, bổ dưỡng đã được chế biến xong.

Như vậy chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi “Ăn đậu rồng có tốt cho bà bầu không?”. Câu trả lời là có, đậu rồng rất tốt cho cả mẹ và thai nhi, hoàn toàn không gây hại cho thai nhi. Chính vì vậy các bà bầu có thể thường xuyên ăn đậu rồng.

Xem thêm:

  • Bà bầu có nên ăn thịt chó hay không?
  • Gần ngày sinh bà bầu nên ăn gì để dễ đẻ?
  • Bà bầu bị chảy máu chân răng phải làm sao?