Ăn dặm quá sớm có phải là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân?

Trong những năm tháng đầu đời của bé, nhiều cha mẹ đã áp dụng cho bé phương pháp ăn dặm thay vì đợi đến tháng thứ 6 mới cho bé ăn. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng cho bé ăn dặm quá sớm sẽ không tốt và còn có thể khiến cho bé chậm tăng cân.

Ăn dặm quá sớm có phải là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân? Ăn dặm quá sớm có phải là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân?

Trong những năm tháng đầu đời của bé, nhiều cha mẹ đã áp dụng cho bé phương pháp ăn dặm thay vì đợi đến tháng thứ 6 mới cho bé ăn. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng cho bé ăn dặm quá sớm sẽ không tốt và còn có thể khiến cho bé chậm tăng cân.

Ăn dặm quá sớm

Theo các nghiên cứu y khoa về nuôi con bằng sữa mẹ, trong thời gian 6 tháng đầu tiên, bé chỉ cần uống sữa mẹ là đủ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để giúp bé phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì các nhu cầu và mục đích khác nhau, nhiều cha mẹ đã áp dụng cho bé ăn dặm sớm hơn. Một số mẹ vì muốn cho con cứng cáp, ăn được nhiều loại thức ăn hơn nên cho bé ăn dặm sớm. Một số khác vì bận rộn công việc, muốn giảm thời gian cho con bú sữa mẹ nên đã áp dụng phương pháp cho con ăn dặm ngay từ những tháng đầu.
vicare.vn-an-dam-qua-som-co-phai-la-nguyen-nhan-khien-be-cham-tang-can-body-1

Ăn dặm quá sớm có khiến bé chậm tăng cân?

Theo Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ở giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên chưa có đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa vẫn còn ít, đặc biệt là chưa có men amylase để tiêu hóa tinh bột. Trẻ được cho ăn dặm quá sớm dễ bị rối loạn tiêu hóa và không hấp thu được thức ăn, dẫn đến tăng cân chậm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ ăn dặm quá sớm có thể ít bú sữa mẹ, do đó lại không được cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu có trong sữa mẹ nên chậm tăng cân và còn có nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch từ sữa mẹ.

Nhiều quan niệm cho rằng cho bé ăn dặm từ những tháng đầu tiên sẽ giúp cho bé cứng cáp, được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và không lo bị đói, tuy nhiên đó là một quan niệm sai lầm. Ăn dặm quá sớm ảnh hưởng đến sự tận dụng của nguồn sữa mẹ, ngoài ra bé không thể hấp thụ đủ các dưỡng chất thiết yếu trong các thực phẩm ăn dặm bằng sữa mẹ được do đó dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Một số bé còn bị tiêu chảy nặng và phải được bố mẹ đưa đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
>>> Xem thêm: Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm
vicare.vn-an-dam-qua-som-co-phai-la-nguyen-nhan-khien-be-cham-tang-can-body-2

Cho bé ăn dặm như thế nào thì hợp lý?

Trong thời gian 6 tháng đầu, cha mẹ vẫn nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Ngoài 6 tháng đầu mới bắt đầu cho bé ăn bổ sung. Đối với những cha mẹ bận rộn, mẹ có thể tận dụng nguồn sữa mẹ bằng cách cho bé bú trước khi đi làm, cho bé bú lúc ở nhà buổi tối hoặc vắt sữa cho bé bú dần. Trong trường hợp mẹ không có đủ sữa mới cho bé ăn sữa công thức chứ không nên cho bé ăn dặm quá sớm.

Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, cần cho trẻ ăn các thực phẩm được nghiền nhuyễn, nấu loãng để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Ban đầu bạn chỉ nên cho bé ăn 2 bữa mỗi tuần, sau đó mới tăng dần lên 1 bữa 1 ngày và cho trẻ làm quen với những món ăn mới. Điều này khiến cho trẻ tập quen dần với phương pháp ăn dặm, bé sẽ thấy hứng thú với món ăn hơn và hấp thu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn được tốt hơn, đảm bảo cho bé phát triển một cách toàn diện và không lo sợ bé bị chậm tăng cân.
>>> Xem thêm: Công thức ăn dặm cho trẻ ăn dặm không lên cân được