Ăn chung và ngủ chung giường với người nhiễm HIV liệu có bị lây bệnh không?

Ăn chung và ngủ chung giường với người nhiễm HIV liệu có bị lây bệnh không? Đây là câu hỏi có quá nhiều người hỏi và muốn được giải đáp kĩ càng. Điều này cho thấy kiến thức về HIV/AIDS chưa được phổ cập rộng rãi trong toàn dân. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu về vấn đề này.

Ăn chung và ngủ chung giường với người nhiễm HIV liệu có bị lây bệnh không? Ăn chung và ngủ chung giường với người nhiễm HIV liệu có bị lây bệnh không?

Ăn chung và ngủ chung giường với người nhiễm HIV liệu có bị lây bệnh không? Đây là câu hỏi có quá nhiều người hỏi và muốn được giải đáp kĩ càng. Điều này cho thấy kiến thức về HIV/AIDS chưa được phổ cập rộng rãi trong toàn dân. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu về vấn đề này.

Bệnh HIV/AIDS là gì?

- HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, khi cơ thể bị HIV xâm nhập, virut phá hủy hồng cầu, bạch cầu, sức đề kháng của cơ thể không có sức chống lại, làm cơ thể yếu dần. Người nhiễm HIV vẫn sống cuộc sống bình thường, cơ thể cảm giác khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh.

- AIDS (hay còn gọi là SIDA) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, khi cơ thể không còn khả năng miễn dịch chống lại các bệnh khác. Cơ thể người bệnh sẽ dễ mắc các bệnh thông thường nhưng không có sức chống lại. Người bệnh có thể chết vì mắc các bệnh thông thường như lở loét da, tiêu chảy, ho...

- Khi người bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS thì chỉ sống được khoảng vài tháng, nhiều nhất là 2 năm.

vicare.vn-an-chung-va-ngu-chung-giuong-voi-nguoi-nhiem-hiv-lieu-co-bi-lay-benh-khong-body-1

Ăn và ngủ chung với người bị nhiễm HIV có bị lây bệnh không?

Mặc dù phát hiện được HIV ở mọi mô và dịch của người bị nhiễm trùng song HIV tập trung nhiều nhất là trong máu, dịch tiết của cơ quan sinh dục, sữa mẹ và dịch tiết sinh học của cơ thể. Ì vậy mà con đường lây HIV/AIDS có 3 đường lây bệnh chính:

- Đường máu: HIV lây qua truyền máu, các sản phẩm của máu và các dụng cụ chích xuyên qua da không được vô trùng hoặc qua các vết thương khi tiếp xúc với máu và dịch của bệnh nhân HIV.

- Qua đường tình dục: trên toàn thế giới đây là đường lây nhiễm HIV nhiều nhất chiếm 80%. Lây truyền qua quan hệ đồng giới và khác giới.

- Lây truyền từ mẹ sang con: trong thời kỳ thai nghén, thời kỳ chu sinh và qua sữa mẹ.

HIV chỉ lây truyền là khi những chất dịch của cơ thể phơi nhiễm với niêm mạc, da bị trầy xước, máu... HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường như ôm, ho, hắt hơi, dùng chung đồ dùng chén bát, nhà vệ sinh chung, bể bơi công cộng, côn trùng đốt.

Vì vậy, ăn chung và ngủ chung giường với người nhiễm HIV liệu có bị lây bệnh không? Đáp án chính xác là KHÔNG!

Những con đường không lây nhiễm HIV/AIDS

Muỗi đốt

Người ta đã nghiên cứu và thấy virus HIV không sống và sinh sản trong cơ thể muỗi. Muỗi chỉ gây bệnh sốt rét, sốt xuất huyết mà thôi.

Hôn

Hôn không lây HIV/AIDS. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng thành phần của các chất dịch trong cơ thể như nước bọt của người mang virus HIV chỉ có một lượng HIV rất rất nhỏ không đủ để lây truyền. Virus HIV nếu muốn sinh sống và tồn tại cũng như phá hủy cơ thể người phải cần một lượng đủ lớn.

Tuy nhiên, nếu hai người cùng bị lở loét, trầy da vùng miệng hay chảy máu răng thì khi hôn sâu sẽ có khả nǎng lây nhiễm HIV do tiếp xúc máu.

Tiếp xúc thông thường

Muốn nhiễm được vào một người thì virus HIV phải đi vào đường máu của người đó. Những dạng tiếp xúc thông thường như cùng ăn uống, mặc chung quần áo, bơi chung bể bơi, ngủ chung giường (tất nhiên là không có quan hệ tình dục), dùng chung nhà vệ sinh... đều không làm cho bạn bị nhiễm HIV của người mắc HIV/AIDS.

vicare.vn-an-chung-va-ngu-chung-giuong-voi-nguoi-nhiem-hiv-lieu-co-bi-lay-benh-khong-body-2

Phòng lây nhiễm bệnh HIV trong gia đình người có HIV

Về ăn uống, sinh hoạt

Người nhiễm HIV có thể ăn uống, sử dụng chung bàn, ghế, giường, tủ... với những người khác mà không sợ lây nhiễm HIV cho gia đình. Nhưng nếu như những dụng cụ ăn uống (bát, đĩa, cốc...) có dính máu của người nhiễm HIV thì cần rửa sạch bằng xà phòng.

Ngủ

Người nhiễm HIV có thể ngủ cùng với những người khác trong gia đình mà không sợ lây virut cho người đó. Người nhiễm HIV và người ngủ cùng vẫn có thể ôm ấp nhưng tránh không để cho các chỗ da bị tổn thương của hai người tiếp xúc với nhau.

Quan hệ tình dục

Người nhiễm HIV khi quan hệ tình dục nhất thiết phải dùng bao cao su. Với hai người cùng nhiễm HIV vẫn nên sử dụng bao cao su vì HIV có nhiều chủng khác nhau.

Quần áo

Người nhiễm HIV có thể mặc chung quần áo với người khác. Tuy nhiên quần áo của người nhiễm HIV nếu có dính máu và dịch thì phải ngâm riêng trong dung dịch Chlorine nồng độ 0,5% hoặc dung dịch Javen trong khoảng 30 phút, sau đó giặt lại bằng xà phòng. Nếu dính các chất đặc như đồ nôn, phân thì phải gột nước cho sạch bớt trước khi ngâm Javen và giặt lại.

Bệnh nhân cần bảo quản mọi đồ đạc sinh hoạt riêng rẽ. Nếu người trong gia đình bị thương do vật bén nhọn có dính máu của người nhiễm HIV thì cần cầm máu, rửa vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng, sát trùng bằng cồn 70 độ rồi ngay lập tức liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được điều trị và hướng dẫn điều trị dự phòng.

Ăn chung và ngủ chung giường với người nhiễm HIV liệu có bị lây bệnh không? Qua bài viết này chắc hẳn ai cũng trả lời được là không rồi. Hãy tuân thủ những nguyên tắc khi ở chung với người bị nhiễm HIV để tránh bị lây nhiễm, đồng thời tránh tạo khoảng cách để giúp người HIV có thể hòa nhập với cộng đồng bạn nhé.

Dịch vụ xét nghiệm HIV chính xác đảm bảo giữ kín danh tính người bệnh

Với xét nghiệm HIV, hầu hết bệnh nhân đều giấu giếm, không muốn đến bệnh viện làm, một phần vì e ngại, không muốn công khai lý lịch cá nhân, sợ xã hội miệt thị, một phần vì bệnh viện nào cũng quá tải, mất thời gian chờ đợi đến lượt và ở bệnh viện có nhiều nguồn bệnh lây nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vậy nên làm cách nào để xét nghiệm HIV không để lộ thông tin cá nhân mà cũng không cần đến bệnh viện?

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình bị nhiễm HIV, bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • Xét nghiệm HIV hoàn toàn ẩn danh, mọi thông tin đều được bảo mật.
  • Với xét nghiệm tại nhà ở HoiBenh Home, bạn được làm xét nghiệm tại nhà, sẽ không còn phải mệt mỏi chờ xếp hàng đến lượt hay làm những thủ tục hành chính rườm rà ở bệnh viện.
  • Mẫu xét nghiệm được xử lý 100% tại phòng lab của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với các thiết bị xét nghiệm hiện đại hàng đầu cả nước cùng các bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm nhiều năm làm việc.
  • Được trả kết quả tận nơi với địa chỉ bạn đã đăng kí. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
  • Hỗ trợ đặt khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

vicare.vn-an-chung-va-ngu-chung-giuong-voi-nguoi-nhiem-hiv-lieu-co-bi-lay-benh-khong-body-3

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm HIV ẩn danh của HoiBenh Home được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Hà Nội có thêm 1 địa chỉ uy tín về xét nghiệm HIV
  • HIV/AIDS có những giai đoạn nào? Sống được bao nhiêu năm?