AIDS giai đoạn cuối có chữa được không?
AIDS giai đoạn cuối có chữa được không? Nỗi lo không chỉ của một người mà là của toàn nhân loại, bởi đau khổ đem đến cho chúng ta đã quá nhiều.
AIDS giai đoạn cuối có chữa được không?
HIV-AIDS vẫn như một nỗi đau của toàn nhân loại mỗi khi nhắc đến bởi sau 32 năm phát bệnh cho đến thời điểm hiện tại có quá nhiều gánh nặng khiến hàng triệu người trên thế giới phải chịu sự day dứt nặng nề từng ngày. Bạn đã thực sự cảm thông và chia sẻ với những bệnh nhân mắc HIV-AIDS chưa? Bạn đã hiểu thực sự bệnh HIV-AIDS là gì hay mỗi khi nhắc đến bạn vẫn muốn tránh xa và kỳ thị họ. Hãy thay đổi nhận thức và cùng xã hội cải thiện.
Bài viết AIDS giai đoạn cuối có chữa được không? dưới đây sẽ đem đến những góc nhìn khác về người mắc.
AIDS là gì?
AIDS là viết tắt của Acquired Immune Deficiency Syndrome nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Bản chất khi cơ thể bị suy giảm đi chức năng miễn dịch của nhiều bộ phận dẫn đến chết mà không do căn nguyên của virut gây ra. Khi cơ thể suy yếu không có sự kháng cự lại với tác nhân từ bên ngoài, sẽ dễ bị nhiễm trùng, cơ thể hao mòn, miễn nhiễm với nhiều loại thuốc kháng sinh thành ra khó để chữa khỏi, hay nói cách khác là tử vong.
AIDS là giai đoạn cuối cùng của HIV. Trước đó, có nhiều giai đoạn khác nhau, ban đầu là giai đoạn cửa sổ kéo dài từ 3 đến 6 tháng, giai đoạn thứ hai là giai đoạn HIV không triệu chứng, sau đó là giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng rồi chuyển sang giai đoạn cuối AIDS.
AIDS giai đoạn cuối có chữa được không?
Câu trả lời cho đến thời điểm hiện tại trên thế giới vẫn chưa tìm thấy loại thuốc nào có thể điều trị khỏi AIDS giai đoạn cuối. Chỉ có phương pháp điều trị kìm hãm sự phát triển của các giai đoạn khi nhiễm HIV, làm chậm quá trình dẫn đến AIDS mà thôi. Dưới đây là một số phương pháp giúp người nhiễm HIV hạn chế chuyển sang giai đoạn AIDS.
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Có một quan niệm sai lầm với những người nhiễm HIV đó là khi biết tin nhiễm loại virut này họ đã nghĩ tới cuộc sống của họ sẽ kết thúc chỉ trong ngày mai họ thường không quan tâm đến xã hội, gia đình và bản thân. Tuy nhiên, người nhiễm HIV vẫn có thể hoàn toàn sống tới vài chục năm, có cuộc sống bình thường nếu biết áp dụng chế độ dinh dưỡng. Tránh xa các chất kích thích rượu bia hay thuốc lá. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống đủ nước mỗi ngày.
- Chế độ tập luyện: thể dục đều đặn mỗi ngày như là một chìa khóa để phòng ngừa bệnh tật tốt nhất. Tập luyện sẽ giúp bạn có sức khỏe, năng lượng để chống lại hoạt động của virut đồng thời cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.
- Đi khám bệnh định kỳ theo chỉ định bác sĩ. Danh sách các bệnh viện bạn có thể tham khảo Tại đây.
- Cải thiện sức khỏe tinh thần. Tinh thần thoải mái, không xa lánh xã hội, không thu mình một góc mà nên suy nghĩ tích cực, tham gia các chương trình vì sức khỏe, hoặc câu lạc bộ những người cùng mắc HIV để được đồng cảm và chia sẻ, cùng nỗ lực trong cuộc sống.