Ai dễ mắc bệnh cơ tim?

Bệnh cơ tim rất phổ biến, thường ảnh hưởng ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên bệnh cơ tim lại không phải là căn bệnh có thể thể xử lí được tại nhà, nếu gặp những triệu chứng dưới đây hay tới ngay cơ sở y tế gần nhất.

Ai dễ mắc bệnh cơ tim? Ai dễ mắc bệnh cơ tim?

Bệnh cơ tim rất phổ biến, thường ảnh hưởng ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên bệnh cơ tim lại không phải là căn bệnh có thể thể xử lí được tại nhà, nếu gặp những triệu chứng dưới đây hay tới ngay cơ sở y tế gần nhất để nhận lời khuyên từ các chuyên gia, y bác sĩ.

Bệnh cơ tim là bệnh gì?

Bệnh cơ tim là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng cơ tim bất thường. Đây là một loại bệnh tim tiến triển làm cho tim giãn nở, dày lên hoặc cứng lại bất thường.

Khi bạn bị bệnh cơ tim, tim khó bơm và cung cấp máu cho phần còn lại của cơ thể. Có nhiều loại bệnh cơ tim do một loạt các yếu tố từ bệnh mạch vành đến một số loại thuốc, có thể là nguyên nhân dẫn đến nhịp tim bất thường, suy tim, bệnh van tim hoặc các biến chứng về tim khác.

Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh cơ tim có thể chữa khỏi. Bạn sẽ được điều trị dựa trên tình trạng và mức độ nghiêm trọng tiến triển của bệnh. Việc điều trị có thể bao gồm các loại thuốc, dụng cụ cấy ghép phẫu thuật hoặc trong trường hợp nặng là ghép tim.

vicare.vn-benh-co-tim-va-nhung-dieu-khong-khong-biet-body-1

Những dấu hiệu của bệnh cơ tim

Trong giai đoạn đầu, người bị bệnh cơ tim có thể không có dấu hiệu và triệu chứng gì. Nhưng khi tình trạng tiến triển, dấu hiệu và triệu chứng thường xuất hiện. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cơ tim có thể bao gồm dưới đây:

  • Khó thở khi gắng sức hoặc thậm chí khi nghỉ ngơi;
  • Sưng chân, mắt cá chân và bàn chân;
  • Chướng bụng do ứ dịch;
  • Ho khi nằm;
  • Mệt mỏi;
  • Nhịp tim bất thường, cảm thấy nhanh hơn bình thường, đập mạnh hoặc rung;
  • Đau ngực;
  • Chóng mặt, đầu óc quay cuồng và ngất xỉu;
  • Đánh trống ngực;
  • Nhiều cơn ngất xỉu;
  • Huyết áp cao;
  • Bất kể loại bệnh cơ tim nào bạn đang mắc phải, dấu hiệu và triệu chứng có xu hướng trở nên xấu hơn trừ khi được điều trị. Ở một số người, tình trạng xấu hơn xảy ra nhanh chóng, trong khi ở những người khác, bệnh cơ tim có thể không xấu đi trong một thời gian dài.

Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh cơ tim, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ai có nguy cơ mắc bệnh cơ tim?

Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này. Những đối tượng sau đây thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh, gồm:

  • Tiền sử trong gia đình bị bệnh cơ tim, ngưng tim đột ngột hoặc suy tim;
  • Bệnh mạch vành;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Béo phì nặng;
  • Sarcoidosis;
  • Bệnh ứ sắt;
  • Amyloidosis;
  • Nhồi máu cơ tim;
  • Cao huyết áp lâu ngày;
  • Nghiện rượu.

Những kỹ thuật nào được dùng để chẩn đoán bệnh cơ tim?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh cơ tim bằng những thông tin thu thập được từ việc:

  • Chụp X-quang ngực. Hình ảnh của tim sẽ hiển thị cho biết nó có to không;
  • Siêu âm tim. Siêu âm tim sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh của tim. Bác sĩ có thể sử dụng những hình ảnh này để kiểm tra kích thước, chức năng của tim và chuyển động khi tim đập;
  • Điện tâm đồ (ECG);
  • Kiểm tra gắng sức trên máy chạy bộ. Nhịp tim, huyết áp và nhịp thở được theo dõi trong khi bạn đi bộ trên máy chạy bộ;
  • Thông tim;
  • Hình ảnh cộng hưởng từ tim (MRI);
  • Chụp cắt lớp vi tính bằng máy tính (CT);
  • Xét nghiệm máu;
  • Xét nghiệm di truyền hoặc sàng lọc.
vicare.vn-benh-co-tim-va-nhung-dieu-khong-khong-biet-body-2

Những phương pháp được dùng để điều trị bệnh cơ tim

Việc phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương của tim do bệnh cơ tim và các triệu chứng.

Một số người có thể không cần điều trị cho đến khi các triệu chứng xuất hiện. Những người khác bắt đầu gặp khó thở hoặc đau ngực đòi hỏi phải thực hiện một số điều chỉnh lối sống hoặc dùng thuốc.

Bạn không thể đảo ngược hoặc chữa khỏi bệnh cơ tim, nhưng bạn có thể kiểm soát nó bằng một số các lựa chọn sau:

  • Thay đổi lối sống lành mạnh cho tim;
  • Thuốc men bao gồm những thuốc dùng để điều trị cao huyết áp, ngừa giữ nước, giữ nhịp tim bình thường, ngừa huyết khối, giảm viêm;
  • Các thiết bị dùng để phẫu thuật cấy ghép như máy điều hòa nhịp tim và máy khử rung tim;
  • Phẫu thuật ghép tim được coi là phương sách cuối cùng cho người bị cơ tim.

Mục tiêu của việc điều trị là giúp tim của bạn trở nên hiệu quả nhất có thể và để ngăn ngừa thêm tổn thương và mất chức năng.

Xem thêm:

  • 3 địa chỉ khám bệnh Tim uy tín tại Hà Nội
  • 10 lời khuyên không thể bỏ qua cho người mắc bệnh tim
  • Bệnh tim nên khám ở đâu tốt nhất tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh?