Ai bị rạch tầng sinh môn khi sinh thường?

Khi sinh thường, cụm từ “rạch khi đẻ” khiến nhiều bà mẹ e dè, cảm nhận là điều gì đó rất ghê gớm. Rạch tầng sinh môn là một biện pháp hỗ trợ sinh nở nhưng không phải bất cứ ca sinh thường nào bác sĩ cũng đều áp dụng với sản phụ.

Ai bị rạch tầng sinh môn khi sinh thường? Ai bị rạch tầng sinh môn khi sinh thường?

Rạch tầng sinh môn là một biện pháp hỗ trợ sinh nở nhưng không phải bất cứ ca sinh thường nào bác sĩ cũng đều áp dụng với sản phụ.

Chuyển dạ sinh thường là điều mà mẹ bầu nào cũng mong muốn bởi sự “thuận tự nhiên” trong sinh lý, tránh những biến chứng lâu dài để lại nếu phải sinh mổ bởi mũi tiêm gây tê tủy sống. Tuy nhiên nếu sinh thường, cụm từ “rạch khi đẻ” lại khiến nhiều bà mẹ e dè, cảm nhận là điều gì đó rất ghê gớm. Trên thực tế, không phải sản phụ sinh thường nào cũng đều bị rạch tầng sinh môn. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu xem mẹ bầu nào sẽ bị rạch tầng sinh môn khi sinh con nhé!

vicare.vn-ai-thuong-bi-rach-tang-sinh-mon-khi-sinh-thuong-body-1

1. Vì sao phải rạch tầng sinh môn?

Tầng sinh môn có chiều dài từ 3-5cm, còn được gọi là đáy chậu, bao gồm các phần mềm, cơ dưới khung chậu. Tầng sinh môn có hình như quả trám, có chức năng nâng đỡ các cơ quan như bàng quang, tử cung, âm đạo, trực tràng, nó phát huy tác dụng rõ nhất là lúc sinh nở. Khi mẹ bầu sinh thường, tầng sinh môn sẽ giãn rộng để em bé dễ dàng chui ra. Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân khiến tầng sinh môn của một số sản phụ không giãn rộng, gây khó khăn khi sinh nở, đó là lúc bác sĩ sẽ dùng đến thủ thuật rạch tầng sinh môn để hỗ trợ mẹ sinh bé.

Thủ thuật rạch tầng sinh môn là biện pháp hỗ trợ sinh thường bằng việc thực hiện một vết cắt ở tầng sinh môn nhằm mở rộng “cửa mình” để em bé có thể chui ra ngoài dễ dàng hơn.

2. Tại sao phải rạch tầng sinh môn?

Đối với các trường hợp sinh khó, nếu bác sĩ không can thiệp bằng thủ thuật rạch tầng sinh môn thì sản phụ rất dễ bị rách tầng sinh môn ngoài ý muốn, thường vết rách đó sẽ nặng hơn, mất thẩm mỹ hơn so với việc bác sĩ can thiệp bằng thủ thuật.

Về sức khỏe, vết rách tự phát này có thể ảnh hưởng tới nút thớ trung tâm đáy chậu, khiến tầng sinh môn bị nhão, mất đàn hồi, dễ dẫn đến các nguy cơ biến chứng như sa tử cung, sa trực tràng, âm đạo, bàng quang, ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ.

Về thẩm mỹ, vết rách tầng sinh môn ngoài ý muốn thường dài và xấu hơn so với việc bác sĩ chủ động can thiệp từ bên ngoài, bên cạnh đó lần sinh sau nếu mẹ sinh thường, trong quá trình “vượt cạn”, khả năng vết rách cũ tái rách cao hơn.

vicare.vn-ai-thuong-bi-rach-tang-sinh-mon-khi-sinh-thuong-body-2

3. Trường hợp nào sẽ phải rạch tầng sinh môn?

Như đã nói trên, không phải bà mẹ nào khi sinh thường cũng đều phải sử dụng tới thủ thuật rạch tầng sinh môn. Phương pháp này được chỉ định trong một số trường hợp như sau:

Tầng sinh môn của người mẹ có tính đàn hồi kém, miệng âm đạo hẹp, nhỏ khiến em bé gặp khó khăn khi chui đầu ra, nguy cơ cao bị rách tầng sinh môn ngoài ý muốn.

Thai nhi lớn, vị trí đầu của em bé quay xuống không chuẩn hoặc bị kẹp lại ở tầng sinh môn

Tử cung mở hết, đầu em bé xuống thấp nhưng có hiện tượng thiếu ô xi, nhịp tim em bé không ổn định, nhiều dấu hiệu khác thường, lúc này bác sĩ cần đưa em bé ra ngoài càng nhanh càng tốt nên việc thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn là vô cùng cần thiết

Các sản phụ tuổi cao (ngoài 35 tuổi), sức khỏe không được đảm bảo như phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, việc cố gắng rặn đẻ quá mức sẽ gây nguy hiểm như ảnh hưởng đến tim và huyết áp sản phụ, đồng thời tiêu hao thể lực đáng kể. Việc rạch tầng sinh môn ở các trường hợp này sẽ giúp rút ngắn quá trình “vượt cạn”, giảm nguy hiểm từ các căn bệnh tim và huyết áp, đưa em bé ra nhanh và an toàn.

4. Rạch tầng sinh môn tiến hành như thế nào?

Khi sinh thường, nếu cần sử dụng tới thủ thuật rạch tầng sinh môn, lúc đầu em bé đã lấp ló ở âm đạo, cửa âm đạo căng giãn tới mức tối đa, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ và thực hiện cắt một đường nhỏ từ đáy âm đạo, thường sẽ hơi chếch sang một bên so với phương thẳng đứng từ âm đạo xuống hậu môn. Trong một số trường hợp không đủ thời gian chích thuốc tê, nhưng thường sản phụ sẽ không còn cảm giác đau đớn do các mô, cơ ở khu vực tầng sinh môn đã căng và tê tự nhiên.

Sau khi quá trình sinh nở kết thúc, bác sĩ sẽ khâu lại tầng sinh môn, lớp niêm mạc và cơ được khâu bằng chỉ tự tiêu sau 3 tuần, lớp da được khâu bằng chỉ nylon và sẽ tháo chỉ trong vòng từ 5-7 ngày. Vết khâu sẽ lành hoàn toàn sau 3-4 tuần, người mẹ hãy chăm sóc vết rạch bằng cách vệ sinh nhẹ nhàng, có thể xịt nhẹ bằng vòi hoa sen khi quá đau.

vicare.vn-ai-thuong-bi-rach-tang-sinh-mon-khi-sinh-thuong-body-3

5. Để tránh bị rạch tầng sinh môn khi sinh thường, mẹ nên làm gì?

Tư thế sinh con lý tưởng là tư thế thẳng đứng, ngồi xổm, quỳ, nửa nằm nửa ngồi, các tư thế này giúp em bé chui ra dễ dàng hơn, bên cạnh đó sản phụ nên tránh nằm ngửa khi sinh nở.

Trong những tháng sát ngày sinh, mẹ bầu hãy tăng cường massage cơ đáy chậu để nâng cao sự co giãn của các cơ này bằng cách thoa vài giọt vitamin E vào tay rồi xoa xung quanh đáy xương chậu. Đồng thời mẹ bầu cần học cách thư giãn các cơ khung chậu như thả lỏng cơ đáy chậu, cách hít thở khi có các cơn gò tử cung, cách giúp phình mô âm đạo và đáy chậu, v.v, bạn có thể đăng ký học một lớp tiền sản để có những kiến thức nhất định.

Massage tầng sinh môn bằng cách: Đặt ngón trỏ cách âm hộ khoảng 3cm, ấn nhẹ xung quanh tới khi có cảm giác hơi châm chích, thực hiện trong vòng 2 phút rồi massage nhẹ nhàng tầng sinh môn trong khoảng 3 phút.

Duy trì chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, lạc quan, có thể nhờ bác sĩ tư vấn cách kiểm soát quá trình chuyển dạ để chủ động hơn trong khi rặn đẻ.

Trên đây là những kiến thức mà mẹ bầu cần trang bị để hiểu rõ hơn về tầng sinh môn và rạch tầng sinh môn khi sắp tới ngày “vượt cạn”. Mặc dù đây chỉ là một thủ thuật nhỏ không quá phức tạp hay gây nhiều đau đớn nhưng mẹ hãy nhớ áp dụng những lời khuyên trên để hạn chế khả năng phải rạch tầng sinh môn, bớt đi nỗi lo khi sinh thường mẹ nhé!

Xem thêm:

Mẹ làm được 5 việc này sẽ không lo "đi đẻ là bị rạch tầng sinh môn”

Những địa chỉ vàng sinh con không đau tại Hà Nội mà mẹ nên biết

Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec ở đâu, có tốt không?