Acid uric máu cao có phải bệnh gout? Có cần điều trị ngay không?
Acid uric là một sản phẩm thoái hóa của quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nồng độ acid uric máu cao thường được phát hiện trên những người sử dụng nhiều thực phẩm chứa đạm động vật. Và đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout, nên những người có hàm lượng acid uric trong máu cao có nhiều lo lắng về tình trạng của mình.
Acid uric máu cao có phải bệnh gout? Có cần điều trị ngay không?
Acid uric là một sản phẩm thoái hóa của quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nồng độ acid uric máu cao thường được phát hiện trên những người sử dụng nhiều thực phẩm chứa đạm động vật. Và đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout, nên những người có hàm lượng acid uric trong máu cao có nhiều lo lắng về tình trạng của mình. Vậy acid uric máu cao có cần điều trị không, và điều trị bằng cách nào?
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến nồng độ acid uric máu
Acid uric là một sản phẩm chuyển hóa được tạo ra từ quá trình chuyển hóa purin, purin là một chất có nhiều trong thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt lợn, nội tạng động vật... Việc cung cấp thực phẩm hằng ngày có ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong máu.
Ở người bình thường thì nồng độ này được duy trì ổn định do sự tự cân bằng của cơ thể bằng cách đào thải acid uric qua thận, khi sự cân bằng này không còn thì gây ra tăng acid uric máu. Những người mắc các bệnh chuyển hóa cũng có nồng độ acid uric máu cao, đặc biệt những bệnh nhân mắc ung thư bạch cầu, ung thư di căn thì chuyển hóa purin tăng làm nồng độ acid uric tăng cao trong máu. Nồng độ acid uric máu thấp ít được ghi nhận.
Những nguyên nhân phổ biến gây nồng độ acid uric máu tăng được kể đến như :
Do di truyền
Những rối loạn chuyển hóa bẩm sinh có thể được xảy ra, do gen di truyền quyết định. Hoặc có thể xảy ra sự sai sót trong quá trình hình thành phát triển thai nhi. Những đứa trẻ không mang gen hoặc gen bị lỗi quyết định chuyển quá trình chuyển hóa purin sẽ dẫn đến sự chuyển hóa purin không được thực hiện hoặc thực hiện sai. Dẫn tới acid uric không được kiểm soát và gây acid uric máu tăng cao.
Do tăng chuyển hóa purin
Purin có nhiều trong thành phần của nhân tế bào. Khi tế bào bị phân hủy sẽ tạo ra nhiều purin và quá trình thoái hóa purin xảy ra mạnh mẽ- đây là một nguyên nhân gây nồng độ acid uric máu tăng. Sự phá hủy tế bào xảy ra nhiều ở những bệnh nhân ung thư, những tế bào ung thư mới xuất hiện làm phá hủy tế bào lành của cơ thể, các khối u to ra và một số tế bào bị chết đi là nguồn tạo ra purin đưa vào máu. Đặc biệt ở những bệnh nhân sau mỗi đợt hóa trị , xạ trị để diệt tế bào ung thư thì nồng độ acid uric máu xét nghiệm cho kết quả rất cao.
Do sự giảm thải trừ acid uric
Acid uric được tạo ra trong máu sẽ bị bài tiết vào nước tiểu và thải trừ qua thận. Khi chức năng thận suy giảm trong các bệnh lí của thận thì sự thải trừ acid uric của thận cũng giảm đi. Với mức độ bệnh thận nhẹ thì sự tăng nồng độ acid uric trong máu không đáng kể nhưng khi chức năng thận giảm nhiều thì nồng độ acid uric máu tăng cao , gây nhiều biến chứng đối với cơ thể.
Do sử dụng thực phẩm chứa nhiều purin
Một số loại thực phẩm chứa nhiều purin như các thịt đỏ, thịt bò, thịt lợn, nội tạng động vật, một số loại cá .... Những thực phẩm chứa nhiều đạm là nguồn cung cấp purin lớn , vì vậy việc sử dụng nhiều các loại thực phẩm này là một nguyên nhân gây tăng acid uric máu . Tuy nhiên phần lớn đều kiểm soát được bởi sự tự điều chỉnh của cơ thể. Khi nguồn cung cấp quá dư thừa kèm theo một sự bất thường chuyển hóa, chức năng của cơ thể sẽ gây tăng acid uric máu.
Acid uric máu cao có phải là bệnh gout không?
Axit uric chỉ đơn giản là một sản phẩm chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi các tế bào chết đi, nhân của tế bào bị phá hủy và một số thành phần trong nhân chuyển hóa thành axit uric. Đây được gọi là nguồn axit uric nội sinh.
Những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật : các loại thịt đỏ, thịt bò, thịt lợn, nội tạng động vật, một số loại cá cũng có nhân tế bào, khi được đưa vào cơ thể và tiêu hóa , hấp thu cũng sẽ chuyển hóa thành axit uric. Đây là nguồn acid uric ngoại sinh
Axit uric được thải loại 80% qua đường nước tiểu ( qua thận) và 20% qua đường tiêu hóa và da. Trong quá trình chuyển hóa của cơ thể khi lượng axit uric được tạo ra nhiều nhưng quá trình đào thải bị ngưng trệ hoặc không đáp ứng kịp thì sẽ gây tăng acid uric trong máu. Khi nồng độ tăng cao acid uric sẽ lắng đọng trong các mô, sự lắng đọng tại khớp của acid uric gây ra bệnh đặc trưng là bệnh gout. Ngoài khớp thì acid uric còn lắng ở tim gây ra các bệnh lí của tim mạch, lắng đọng ở đường tiết niệu gây ra sỏi thận, sỏi niệu quản,....
Trên thực tế có rất nhiều người cho rằng tăng acid uric máu là bệnh gout . Tuy nhiên điều này không đúng. Sự tăng acid máu kèm theo các triệu chứng tại khớp với các triệu chứng sưng đau của khớp mới chẩn đoán là bệnh gout. Còn với những người chỉ có tăng acid uric máu đơn thuần thì chỉ là tình trạng tăng acid uric máu , không phải là bệnh gout. Việc điều trị viêm khớp do bệnh gout khác với điều trị tăng acid uric trong máu đơn thuần nên cần thận trọng trong chẩn đoán bệnh.
Điều trị acid uric máu tăng
Để xác định việc có cần điều trị acid máu cao hay không , bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám. Các xét nghiệm cần thiết được đưa ra để làm và chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu là phổ biến và cần thiết nhất để chẩn đoán.
Những chế độ sinh hoạt, tiền sử bệnh lí của bạn cũng là những yếu tố cần được quan tâm trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Việc xét nghiệm có thể lặp lại để chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn.
Việc điều trị acid uric máu cao còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều purin
Nếu tình trạng này tăng do bạn đang có chế độ ăn giàu purin thì việc hạn chế các thực phẩm này là cần thiết, một chế độ ăn mới cần được thiết lập và duy trì . Hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ, nội tạng động vật ,các loại bia và sản phẩm men bia. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp như ngũ cốc , sữa và các sản phẩm sữa, trứng, các loại rau xanh , rau xà lách, cà chua, các loại nước trái cây , rau củ quả ... Sau một thời gian thay đổi chế độ ăn thì nồng độ acid uric máu sẽ trở về bình thường. Với những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa purin thì chế độ ăn hạn chế purin là biện pháp quan trọng để làm giảm nồng độ axit uric máu.
Sử dụng thuốc làm giảm acid uric máu
Với những tình trạng tăng axit uric máu do các nguyên nhân được tìm thấy thì điều trị nguyên nhân tìm thấy để cải thiện tình trạng này. Những nguyên nhân không giải quyết được thì dùng các thuốc làm tăng đào thải acid uric là cần thiết, như trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa purin, bệnh nhân bị ung thư di căn , những bệnh nhân đang sử dụng hóa chất xạ trị . Các loại thuốc sẽ được bác sĩ của bạn kê đơn và sử dụng với liều lượng phù hợp tùy tình trạng của bạn và mức độ tăng cao của acid uric máu.
Uống nhiều nước
Là cách đơn giản để tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Acid uric đào thải qua thận nên uống nhiều nước làm tăng lượng nước tiểu, tăng đào thải acid uric.
Xem thêm:
- Vai trò của xét nghiệm acid uric máu trong điều trị bệnh gout
- Khi nào cần làm xét nghiệm acid uric trong máu?