9 triệu chứng nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ

Hay ghi nhớ những triệu chứng dưới đây để kịp thời ứng phó với những bệnh ở trẻ nhỏ nhé! 1. Tiêu chảy Sự nhiễm trùng, khó tiêu hóa thức ăn nhất định hoặc uống quá nhiều nước ép trái cây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu chảy. Bạn nên cho trẻ tránh ăn chất xơ và các loại thực phẩm có dầu mỡ. Hãy đưa con đến bác sĩ nếu không có tiến triển trong vòng 24h; t...

9 triệu chứng nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ 9 triệu chứng nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ

Hay ghi nhớ những triệu chứng dưới đây để kịp thời ứng phó với những bệnh ở trẻ nhỏ nhé!

1. Tiêu chảy

Sự nhiễm trùng, khó tiêu hóa thức ăn nhất định hoặc uống quá nhiều nước ép trái cây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu chảy. Bạn nên cho trẻ tránh ăn chất xơ và các loại thực phẩm có dầu mỡ. Hãy đưa con đến bác sĩ nếu không có tiến triển trong vòng 24h; trẻ dưới 6 tháng tuổi, hoặc có các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt cao hơn, nôn, đi tiểu ít hơn, đi ngoài có máu, phân đen, đau bụng.

2. Sốt

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu:

- Bé dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng là 100.4 hoặc cao hơn.

- Bé từ 3-6 tháng tuổi có nhiệt độ 101 hoặc cao hơn.

- Các triệu chứng: Đau tai, ho, phát ban, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Hãy cho bé uống nhiều nước, tắm nước ấm, mặc ít quần áo hơn.

Khi trẻ bị sốt, cho trẻ uống nhiều nước, tắm nước ấm, mặc ít quần áo hơn
Khi trẻ bị sốt, cho trẻ uống nhiều nước, tắm nước ấm, mặc ít quần áo hơn

3. Táo bón

Một số bé đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng đi phân cứng và rất đau khi đại tiện. Bạn có thể cho bé uống nhiều nước hơn hoặc một chút nước ép mận. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bé vẫn có triệu chứng này hoặc các triệu chứng khác như đau bụng, nôn mửa.

4. Phát ban

Trẻ có làn da nhạy cảm do vậy phát ban có thể từ mụn nhỏ màu trắng đến mụn đỏ, khô, ngứa. Để tránh cho bé bị phát ban, bố mẹ cần thay tã thường xuyên và bôi thuốc mỡ cho con. Hầu hết các triệu chứng phát ban là không nghiêm trọng nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu bé bị nặng hơn hoặc bị sốt.

Trẻ có làn da rất nhạy cảm
Trẻ có làn da rất nhạy cảm

5. Ho

Ho với sốt nhẹ thường do cảm lạnh. Sốt cao hơn có thể bị viêm phổi hay cảm cúm.Thở khò khè đi kèm với ho có thể là bệnh hen suyễn hay nhiễm trùng. Bố mẹ hãy dùng máy tạo độ ẩm phun sương mát để có thể giảm bớt các triệu chứng này cho con. Không nên trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 4 tuổi uống thuốc cảm hay thuốc ho.

6. Đau bụng

Khi bé bị đau bụng, khóc rất nhiều, cong lưng thì rất có thể bé gặp rắc rối với các loại thực phẩm nhất định, bệnh nhiễm trùng hoặc các lý do khác. Hầu hết các cơn đau bụng đều vô hại và diễn ra trong thời gian ngắn. Hãy gọi cho bác sĩ nếu nó tình trạng không cải thiện hoặc con bạn bị nôn, tiêu chảy, sốt.

7. Đau răng

Vào thời điểm bé khoảng 6 tháng tuổi, răng nhỏ sẽ bắt đầu mọc qua nướu. Điều đó thường làm em bé khóc rất nhiều. Các mẹ cần cho bé một cái gì đó để nhai. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng massage nướu của bé bằng ngón tay hoặc cho mình một cái gì đó mát để nhai như một chiếc khăn lau ướt lạnh.

8. Ngạt mũi

Khi con bạn bị ngạt mũi, không nên cho bé uống thuốc cảm khi bé dưới 4 tuổi. Thay vào đó, các mẹ có thể cho con uống nước muối và sau đó hút mũi cho con.

Cho bé uống nước muối và hút mũi cho bé nếu bé bị ngạt mũi
Cho bé uống nước muối và hút mũi cho bé nếu bé bị ngạt mũi

9. Buồn nôn và nôn mửa

Trẻ sơ sinh thường bị nôn sau khi ăn. Bố mẹ có thể cho con ngậm nước. Hãy gọi cho bác sĩ nếu tình trạng này không dừng lại sau một vài giờ hoặc khi con bị sốt, tiêu chảy.

(Nguồn: www.webmd.com)