9 lý do giải thích vì sao bạn thường xuyên phải ghé thăm "toilet"

Tưởng tượng xem, bạn đang ở trong một cuộc họp quan trọng dịp cuối năm, nhưng cứ 20 phút một lần lại muốn đứng dậy đi tiểu. Thật là phiền toái và xấu hổ vì điều đó, phải không? Hãy cùng tìm hiểu xem tại sao bạn lại gặp hiện tượng như vậy.

9 lý do giải thích vì sao bạn thường xuyên phải ghé thăm 9 lý do giải thích vì sao bạn thường xuyên phải ghé thăm "toilet"

Tưởng tượng xem, bạn đang ở trong một cuộc họp quan trọng dịp cuối năm, nhưng cứ 20 phút một lần lại muốn đứng dậy đi tiểu. Thật là phiền toái và xấu hổ vì điều đó, phải không?

Nếu đã từng trong hoàn cảnh thường xuyên đi vệ sinh trong lúc nhẽ ra phải tập trung làm việc, bạn hãy xem xét những nguyên nhân sau để biết vấn đề sức khỏe mình đang gặp phải.

Tương ứng với lượng nước cần thiết là 2 lít/ngày, bạn sẽ đi tiểu khoảng 6 – 8 lần/ngày.

Tuy nhiên, nếu như bạn đi tiểu nhiều hơn 8 – 10 lần/ngày và thời gian giữa 2 lần đi vệ sinh quá ngắn, đó có thể là dấu hiệu liên quan đến một vài chứng bệnh cần quan tâm.

1. Uống quá nhiều nước

Chúng ta đều biết rằng uống 2 lít nước/ngày sẽ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt, ngay cả nước lọc.

Vì vậy, nếu bạn uống nhiều hơn 2 lít nước/ngày, ngoài ra còn sử dụng trà, cà phê, nước hoa quả... thì, một cách tự nhiên, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn.

Điều này là bình thường và không gây hại gì cho sức khỏe. Tuy vậy, bạn vẫn nên theo dõi lượng chất lỏng nạp vào cơ thể mỗi ngày để tránh nguy cơ tiềm ẩn của việc uống quá nhiều.

vicare.vn-9-ly-do-bat-ngo-giai-thich-vi-sao-ban-thuong-xuyen-phai-ghe-tham-toilet-body-1

2. Bàng quang bị thu nhỏ

Về mặt giải phẫu học, kích thước bàng quang của mỗi người là khác nhau, điều này cũng giống như sự khác nhau về cân nặng, chiều cao...

Thông thường, bàng quang của một người chứa được 2 cốc chất lỏng. Vượt quá mức đó, bạn sẽ có cảm giác buồn tiểu.

Ở một số người, bàng quang chỉ có thể chứa 1 – 1,5 cốc chất lỏng, do đó họ sẽ phải đi vệ sinh thường xuyên hơn những người khác.

Nếu băn khoăn về vấn đề kích thước của bàng quang, bạn có thể cần siêu âm và nhờ bác sĩ giải thích về kích thước (bất thường hay bình thường) của bộ phận này.

3. Bị mất nước

Điều này có vẻ hơi khó hiểu, bởi vì nếu cơ thể không có đủ nước, làm thế nào nó có thể sản xuất đủ nước tiểu, phải không?

Tuy nhiên, trái với niềm tin này, các nghiên cứu đã chứng minh rằng khi bạn mất nước, bạn lại hay mắc tiểu hơn. Nước tiểu đậm đặc gây kích ứng bàng quang và làm cho bạn cảm thấy như bạn cần phải đi tiểu khẩn cấp, nhưng sau đó lại không có “sản phẩm”!

vicare.vn-9-ly-do-bat-ngo-giai-thich-vi-sao-ban-thuong-xuyen-phai-ghe-tham-toilet-body-2

4. Sỏi thận

Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang uống một lượng nước cân bằng mỗi ngày và bạn không mắc phải các bệnh như đái tháo đường, nhưng lại đi tiểu nhiều hơn bình thường, hãy nghĩ đến bệnh sỏi thận.

Thông thường, bệnh này cũng đi kèm với các triệu chứng khác như: cảm giác rát khi đi tiểu, đau vùng lưng dưới và vùng chậu... Vì vậy, nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu này, hãy tìm lời khuyên về y tế.

5. Cơ xung quanh xương chậu hoặc bụng dưới yếu

Nếu hệ thống cơ này bị yếu, có thể dẫn đến việc mất kiểm soát bàng quang ở nhiều người.

Các cơ khung chậu có trách nhiệm cho phép bàng quang co lại lúc bình thường và giãn trong khi đi tiểu. Vì vậy, nếu cơ xương chậu của bạn đủ mạnh thì bạn sẽ kiểm soát được bàng quang tốt hơn, có nghĩa là bạn sẽ có thể giữ nước tiểu lâu hơn và sẽ không cảm thấy mắc tiểu thường xuyên.

Thực hành tập thể dục vùng chậu có thể giúp củng cố các cơ này.

6. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Nếu bạn đang dùng một số loại thuốc dùng để điều trị cao huyết áp, dị ứng da, trầm cảm, ... chúng cũng có thể làm bàng quang làm suy yếu tạm thời.

Vì vậy, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị, hãy trao đổi với bác sĩ về triệu chứng này để có thể thay đổi liều.

7. U nang trong ổ bụng

Đôi khi, do có sự phát triển của u nang hay u xơ ở vùng bụng dưới, bạn có thể cảm thấy mắc tiểu nhiều lần vì các khối u này có thể gây áp lực lên bàng quang liên tục. Vì vậy, hãy đến gặp bác kiểm tra nếu bạn trải qua triệu chứng tiểu dắt trong một thời gian dài.

vicare.vn-9-ly-do-bat-ngo-giai-thich-vi-sao-ban-thuong-xuyen-phai-ghe-tham-toilet-body-3

8. Huyết áp thấp

Nếu huyết áp của bạn thấp hơn bình thường, cùng với các triệu chứng khác như chóng mặt, tê tay, mệt mỏi,... đi tiểu thường xuyên cũng có thể là một dấu hiệu.

9. Mãn kinh

Nếu bạn là phụ nữ trên 45 tuổi, và đang gặp vấn đề về tiểu tiện, thì đó có thể là một trong những dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh.

Những thay đổi hormone xảy ra trong cơ thể trong giai đoạn này có thể gây kích thích bàng quang và gây mắc tiểu thường xuyên.

Theo Gia Đình Mới