9 hiểu lầm về bệnh ung thư cổ tử cung và đây là sự thật
Những hiểu lầm về bệnh ung thư cổ tử cung sẽ khiến cho nhiều người hoặc là chủ quan hoặc là lo lắng quá mức về căn bệnh này. Sau đây HoiBenh sẽ chia sẻ cho ban đọc 9 hiểu lầm thường gặp về ung thư cổ tử cung và sự thật thực tế.
9 hiểu lầm về bệnh ung thư cổ tử cung và đây là sự thật
1. Không thể ngăn chặn được bệnh ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là do người bệnh nhiễm virus HPV. Bệnh thường phát triển chậm sau khi lây nhiễm virus HPV và thường có triệu chứng như chứng loạn sản tiền ung thư. Việc tiêm phòng vắc xin chống virus HPV giúp ngăn chặn tối đa nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Việc kiểm tra HPV và làm xét nghiệm Pap cũng giúp sớm phát hiện được căn bệnh này và có hướng điều trị kịp thời. Càng phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi càng cao.
2. Ung thư cổ tử cung không có triệu chứng điển hình
Thực tế thì bệnh ung thư cổ tử cung có những dấu hiệu thường gặp như: Chảy máu âm đạo khi có quan hệ tình dục hoặc chảy máu bất thường giữa hai chu kì kinh nguyệt, đặc biệt là sau độ tuổi mãn kinh. Thường xuyên đau bụng dưới hoặc ra dịch bất thường ở âm đạo.
3. Đã tiêm vắc xin chống virus HPV, thì không cần kiểm tra Pap định kỳ
Đây là một trong những hiểu lầm về bệnh ung thư cổ tử cung rất phổ biến. Việc kiểm tra Pap nên thực hiện từ độ tuổi 21 hoặc 3 năm sau khi có quan hệ tình dục lần đầu. Mức độ kiểm tra Pap tùy theo độ tuổi và kết quả kiểm tra Pap lần trước đó. Vắc xin chống HPV có thể phòng tránh được 4 loại virus HPV thường gặp, nhưng không tránh được tất cả các loại virus HPV có thể gây ung thư. Vì vậy, việc kiểm tra Pap thường xuyên rất quan trọng.
>> Tầm soát ung thư cổ tử cung- xét nghiệm Pap
4. Phụ nữ trên 60 tuổi không cần thiết phải kiểm tra Pap
Độ tuổi trung bình có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung là 48, nhưng ở những chị em có độ tuổi cao hơn cũng không ngoại lệ. Do đó, việc kiểm tra Pap ở phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh hay đã cắt bỏ dạ con, phụ nữ trên 65 tuổi vẫn rất cần thiết.
5. Việc kiểm tra Pap cũng như kiểm tra khung xương chậu
Đối với kiểm tra khung xương chậu, bác sĩ sẽ đánh giá bộ phận khác trong khung xương chậu. Việc kiểm tra Pap được thực hiện để tập hợp tất cả các bào tử cổ tử cung với mục đích kiểm tra. Hai loại kiểm tra này đều rất cần thiết trong việc tầm soát ung thư cổ tử cung.
6. Nhiễm virus HPV sẽ phát triển thành ung thư cổ tử cung
Gần 80% nữ giới có nguy cơ nhiễm virus HPV ở một thời điểm nào đó, tuy nhiên phần lớn loại virus này sẽ tự tiêu diệt sau vài năm. Chỉ một số loại virus HPV mới có khả năng cao dẫn tới ung thư cổ tử cung. Việc kiểm tra Pap có thể giúp người bệnh chẩn đoán được đã bị nhiễm loại virus HPV nào và có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung hay không
7. Dùng bao cao su có thể phòng tránh được virus HPV không?
Việc sử dụng bao cao su có thể phòng tránh được nguy cơ nhiễm HPV khoảng 70%. Tuy nhiên, dùng bao cao su chỉ hạn chế được nguy cơ lây nhiễm phần nào, vì HPV còn nhiễm qua đường miệng và các hình thức tiếp xúc khác.
8. Cắt bỏ dạ con là phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung duy nhất
Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ dạ con sẽ giúp điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu. Nhưng với nữ giới trong độ tuổi sinh nở, phương pháp sinh thiết hình nón giúp điều trị bệnh mà vẫn giữ được tử cung.
9. Thay thế nội tiết tố có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung
Phương pháp thay thế nội tiết tố không sử dụng được trong việc chữa trị ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp này không có vai trò trong sự phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung.
Xem thêm:
- Sống thêm được bao lâu nếu mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm?
- Bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không?
- Kích thước khối u khi bị ung thư cổ tử cung trong từng giai đoạn