9 biểu hiện của thiếu máu không phải ai cũng dễ dàng nhận ra

Thiếu máu là hiện tượng cơ thể bạn không đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh hay không đủ hemoglobin, đây là một trong những bệnh có thể gây choáng váng, mệt mỏi nguy hiểm hơn là mắc một số bệnh nguy hiểm. Vì thế bạn hãy nhận biết 5 biểu hiện của thiếu máu ngay dưới đây.

9 biểu hiện của thiếu máu không phải ai cũng dễ dàng nhận ra 9 biểu hiện của thiếu máu không phải ai cũng dễ dàng nhận ra

Thiếu máu là một trong những bệnh có thể gây choáng váng, mệt mỏi nguy hiểm hơn là mắc một số bệnh nguy hiểm. Vì thế bạn hãy nhận biết 5 biểu hiện của thiếu máu ngay dưới đây.

Thiếu máu là hiện tượng cơ thể bạn không đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh hay không đủ hemoglobin, tế bào này không thực hiện tốt chức năng chúng cần làm.

Tế bào hồng cầu sẽ có nhiệm vụ mang oxy đến cơ thể và loại bỏ carbon dioxide ra khỏi cơ thể. Nếu thiếu hồng cầu, quy trình này hoạt động kém, cơ thể sẽ nhiễm độc carbon Dioxide.

9 biểu hiện của thiếu máu

Nhắc đến thiếu máu, nhiều người nghĩ ngay đến triệu chứng choáng váng, mệt mỏi, đầu óc quay cuồng. Đây đúng là biểu hiện của thiếu máu và dễ nhận biết nhất.

Da và bên trong mí mắt dưới màu nhợt nhạt

Đây là biểu hiện của thiếu máu mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Máu lưu thông ở khắp cơ thể mang lại màu sắc hồng hào cho da. Nếu cơ thể không nhận đủ oxy hoặc giảm số lượng hồng cầu thì màu sắc da sẽ thay đổi, trông khá nhợt nhạt. Màu sắc nhợt nhạt không chỉ ở trên da mặt, toàn bộ cơ thể đặc biệt là bàn tay, bàn chân và bên trong của mí mắt dưới, lưỡi.

vicare.vn-9-bieu-hien-cua-thieu-mau-khong-phai-ai-cung-de-dang-nhan-ra-body-1

Nhịp tim không đều

Đây là biểu hiện của thiếu máu khá điển hình. Khi nồng độ hemoglobin trong máu thấp thì tim hoạt động khó hơn để bơm máu khắp hệ thống cơ thể. Tim phải làm việc hết sức để cung cấp oxy cho cơ thể vì thế nhịp tim không đều.

Thiếu máu sẽ làm giảm máu đến thận, dẫn đến tích trữ nước và làm cho tim căng thẳng hơn. Thiếu máu mãn tính gây ra phì đại thất trái. Điều này có thể làm tình trạng suy tim sung huyết nghiêm trọng hơn. Gây ra vòng luẩn quẩn suy tim sung huyết làm thiếu máu và ngược lại thiếu máu gây ra suy tim sung huyết nhiều hơn.

Cơ thể mệt mỏi

Nếu các cơ quan trong cơ thể không đủ lượng oxy thì cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn để tạo ra năng lượng cho hoạt động hàng ngày. Vì thế chúng ta rất dễ cảm thấy mệt mỏi, uể oải liên tục.

Khó tập trung khi làm việc, học tập

Hầu hết các cơ quan của chúng ta đều cần oxy hoạt động tốt và não cũng như vậy. Nếu mức oxy đến não thấp thì rõ ràng rằng chúng ta không thể suy nghĩ chính xác, khả năng tập trung trong công việc và học tập cũng kém hơn.

Tình trạng thiếu máu chủ yếu là do thiếu sắt, trên thế giới có khoảng 2 tỷ người thiếu máu do thiếu sắt đặc biệt ở phụ nữ và trẻ em - thống kê của tổ chức Y tế thế giới.

Sắt là khoáng chất cung cấp màu máu đỏ của nó và rất cần thiết để sản xuất ra hemoglobin để vận chuyển oxy khắp cơ thể. Nếu không đủ sắt và cơ thể thiếu oxy trong các họat động cơ bản thì hiệu suất làm việc giảm đi rất nhiều.

Móng tay giòn dễ gãy, môi khô nứt nẻ

Móng tay của bạn bị giòn hoặc phát triển thành hình dạng như chiếc muỗng thì đây là biểu hiện của thiếu máu.

Môi khô nứt nẻ là do cơ thể mất nước, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Thế nhưng đôi khi thiếu máu cũng khiến môi khô, thiếu sức sống.

Cảm thấy đau tức ngực

Khi máu không đủ đi nuôi cơ thể thì tim phải làm việc nhiều hơn để co bóp cung cấp thêm được nhiều oxy, khiến bạn căng tức vùng ngực. Bệnh nhân bị thiếu máu có nhiều khả năng mắc bệnh tim mạch, thậm chí kéo theo tử vong.

Khó thở, chóng mặt

Một trong những biểu hiện của thiếu máu dễ nhận biết nhất là hoa mắt, chóng mặt và đầu óc quay cuồng bởi cơ thể nhận được ít oxy. Thiếu oxy do thiếu sắt và vitamin B12, cơ thể sẽ không đủ sản xuất ra Hemoglobin huyết sắc tố - nguồn sắt dồi dào để máu có màu đỏ chuẩn, cho phép oxy liên kết với các tế bào đưa máu đi khắp cơ thể.

Rụng tóc

Bạn bị rụng tóc bất ngờ và nhiều, rụng thành từng búi tóc mà không có nguyên nhân thì đây là biểu hiện của thiếu máu, cơ thể đang thiếu hụt vitamin hoặc các hormone quan trọng.

Tê, ngứa ran bàn tay và bàn chân

Khi máu không đủ nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể thì có thể dẫn đến tình trạng tê, ngứa da bàn tay hoặc bàn chân.

Thiếu máu dẫn đến nhịp tim đập nhanh, không đều, có thể dẫn đến suy tim sung huyết.

Một số trường hợp thiếu máu di truyền, thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Ở phụ nữ thiếu máu có thể gây sảy thai liên tục, trẻ sinh non hoặc sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp, dễ chảy máu khi sinh, hậu sản.

Vì thế nếu có biểu hiện trên thì hãy gặp bác sĩ để được khám và làm rõ nguyên nhân để biết được bạn có thực sự thiếu máu hay không hay đó là dấu hiệu của bệnh khác.

vicare.vn-9-bieu-hien-cua-thieu-mau-khong-phai-ai-cung-de-dang-nhan-ra-body-2

Làm gì khi bị thiếu máu?

Khi phát hiện biểu hiện của thiếu máu thì bạn hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Nên thực hiện các điều sau:

  • Cải thiện mức độ axit dạ dày: Khi dạ dày không đủ axit thì cơ thể sẽ không thể phá vỡ thức ăn ở mức độ cần thiết, dẫn đến sự kém hấp thu các khoáng chất, sắt và vitamin B12, dẫn đến thiếu máu. Vì thế bạn hãy pha loãng 1 muỗng canh giấm táo trong một cốc nước, uống 15 phút trước bữa ăn.
  • Ăn thức ăn lên men: Trong thức ăn lên men có chứa nhiều probiotic, vi khuẩn để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, dễ hấp thu dưỡng chất hơn.
  • Tăng lượng folate: Đây là một dạng của vitamin B9, để xây dựng tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Thực phẩm giàu folate bao gồm rau xanh, đu đủ, trái cây họ cam quýt.
  • Tăng lượng B12: Đây là một nguyên tố để tế bào máu đỏ khỏe mạnh. Thịt, trứng, sữa, cá, hải sản là những thực phẩm giàu B12.
  • Bổ sung sắt: Đây là một trong những yếu tố cần thiết của cơ thể, sản xuất tế bào máu đỏ, sự thiếu hụt của nó dẫn đến thiếu máu. Bạn có thể bổ sung sắt thông qua thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm thịt đỏ, dễ củ cải đỏ, gan động vật, bông cải xanh, đậu lăng, quả hạch...

Xem thêm:

  • Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?
  • Thiếu máu có thể dẫn đến bệnh gì?
  • Thiếu máu não nên ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh?