80% ung thư ung thư vú liên quan trực tiếp với môi trường sống

Hiện thế giới vẫn chưa tìm ra nguyên nhân trực tiếp gây ung thư vú nhưng đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố nguy cơ ngoại sinh, nội sinh đến Hooc-môn của ung thư vú. Yếu tố di truyền xưa nay vẫn được hiểu rất rõ ràng là một phần tác nhân gây bệnh ung thư vú, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với yếu tố môi trường.

80% ung thư ung thư vú liên quan trực tiếp với môi trường sống 80% ung thư ung thư vú liên quan trực tiếp với môi trường sống

Hiện thế giới vẫn chưa tìm ra nguyên nhân trực tiếp gây ung thư vú nhưng đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố nguy cơ ngoại sinh, nội sinh đến Hooc-môn của ung thư vú.

Yếu tố di truyền xưa nay vẫn được hiểu rất rõ ràng là một phần tác nhân gây bệnh ung thư vú, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với yếu tố môi trường.

Không tự nhiên mà các chuyên gia đưa ra nhận định này. Mà cần dựa trên sự thay đổi vô cùng nhanh chóng trong tỉ lệ mới mắc của bệnh ung thư vú khi phụ nữ di cư từ nơi có tỉ lệ bệnh thấp (như Trung Quốc) sang nơi có tỉ lệ bệnh cao hơn (như Hoa Kỳ).

vicare.vn-80-ung-thu-ung-thu-vu-lien-quan-truc-tiep-voi-moi-truong-song-body-1

Yếu tố nội sinh

Theo ông Louise Brinton - Giáo sư Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ: "Trong số các yếu tố nguy cơ nội sinh đã được xác định gồm nhiều yếu tố về kinh nguyệt và sinh sản, trong đó có dậy thì sớm, không sinh con, sinh con lần đầu tiên khi đã lớn tuổi và mãn kinh muộn".

Giáo sư Louise Brinton cũng nhấn mạnh: "Xét một cách tổng thể, các yếu tố này cho thấy vai trò quan trọng của estrogen và progestogen nội sinh. Nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng tình trạng béo phì sau mãn kinh, một số kiểu phân bố mỡ cơ thể nhất định và việc sử dụng nhiều đồ uống có cồn gây tác động đến nguy cơ ung thư vú; các yếu tố này cũng phản ảnh sự thay đổi về hooc - môn".

Bên lề hội thảo phòng chống ung thư, ông cũng chia sẻ về thông tin thuốc tránh thai đường uống không có mối liên quan mạnh đến hooc-môn nguy cơ ung thư vú.

Yếu tố ngoại sinh

Gần đây đã có những mối quan ngại về các hợp chất được gọi là "xenoestrongens"- nhóm hợp chất có thể phá vỡ hệ thống nội tiết, gồm các loại thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ (như DDT hay dioxin).

Những thay đổi trong hệ vi sinh vật cũng đã được đánh giá bởi chúng có thể làm thay đổi sự chuyển hóa estrogen.

Cụ thể và dễ nhận thấy nhất chính là các tác nhân từ môi trường: Khói bụi, hóa chất, dược phẩm, thực phẩm...

vicare.vn-80-ung-thu-ung-thu-vu-lien-quan-truc-tiep-voi-moi-truong-song-body-2

Theo PGS.TS Phạm Duy Hiển, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K, "Hiện thế giới vẫn chưa tìm ra nguyên nhân trực tiếp gây ung thư vú nhưng đã tìm thấy những mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố từ môi trường cũng như nội tại cơ thể với ung thư vú".

Trong đó, 80% ung thư nói chung cũng như ung thư vú liên quan trực tiếp với các yếu tố ngoại sinh, đặc biệt là môi trường sống. Tỉ lệ phụ nữ mắc ung thư vú cao ở các nước phát triển là một minh chứng.

"Lối sống hiện đại như hút thuốc lá, uống rượu bia, chế độ ăn uống nhiều năng lượng ít rau xanh hoa quả tươi và các chất xơ. Các thuốc tránh thai, nạo phá thai, vấn đề sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm công nghiệp thậm chí có nghiên cứu cho biết ô nhiễm ánh sáng (light pollution) cũng làm tăng tỷ lệ ung thư vú", PGS Hiển giải thích.

Chủ động phòng ngừa là cách hiệu quả nhất để đối phó với ung thư vú

Việc đánh giá các yếu tố nguy cơ ung thư vú càng trở nên khó khăn hơn bởi bản thân ung thư vú là một bệnh lý phức tạp; có nhiều điểm khác biệt về nguyên nhân bệnh học giữa các nhóm bệnh ung thư vú khác nhau được phân loại theo các yếu tố chỉ điểm về hooc – môn (như nhóm ung thư vú có thụ thể tiếp nhận estrogen hay nhóm ung thư vú không có thụ thể tiếp nhận hooc-môn).

Tuy nhiên, số lượng các yếu tố nguy cơ ung thư vú có thể can thiệp được hiện đang rất ít ỏi, do đó tập trung vào các nỗ lực phòng ngừa là cách tốt nhất để đối phó với căn bệnh này.

vicare.vn-80-ung-thu-ung-thu-vu-lien-quan-truc-tiep-voi-moi-truong-song-body-3

Ăn nhiều rau xanh, giữ cân nặng ổn định, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn, cho con bú sữa mẹ, tránh tiếp xúc với tia bức xạ, thận trọng khi sử dụng các liệu pháp hormon, khám sàng lọc định kì,... là những cách tích cực để phòng ngừa ung thư vú.

Tuy nhiên, bấy nhiêu đó là chưa đủ nếu chúng ta không kiểm soát được các hóa chất độc hại mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày. Các hóa chất gây ung thư vú có mặt cả ở trong các sản phẩm tẩy rửa (xà phòng, dầu gội, nước rửa bát,...), trong rau củ tồn dư thuốc trừ sâu, chất kích thích, trong chất bảo quản thực phẩm, trong khí thải ô tô, xe máy,... Chúng ta tiếp xúc với các yếu tố này hằng ngày hàng giờ. Những hóa chất này sẽ xâm nhập và tích tụ trong cơ thể và tấn công vào các tế bào, gây ra đột biến, ung thư.

Ngoài tìm cách hạn chế tiếp xúc với các yếu tố này, chúng ta cần các phương pháp để loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể. Các nhà khoa học đã tìm ra một số hợp chất trong tự nhiên có thể làm được công việc này bằng cách kích hoạt chính cơ chế tự thải độc của cơ thể chúng ta.

Một trong những công trình nghiên cứu đột phá của thế kỉ XX của giáo sư Talalay đã tìm ra hoạt chất sulforaphane (BroccoRaphanin) trong bông cải xanh giúp đào thải các chất gây ung thư trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa ung thư một cách hiệu quả, trong đó có ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt và một vài loại ung thư khác.

Nghiên cứu này đã được ứng dụng để tạo ra các sản phẩm thải độc chuyên biệt để ngăn ngừa ung bướu. Tại Việt Nam, công ty CP Dược mỹ phẩm CVI đã được chuyển giao nguồn nguyên liệu quý (BroccoRaphanin) để sản xuất sản phẩm thải độc cơ thể DetoxGreen- với cơ chế đào thải độc tố ở cấp độ tế bào, giúp làm sạch cơ thể một cách triệt để.

Theo SK&ĐS