8 cách để chăm sóc đôi bàn chân của bạn

Đôi bàn chân chính là bộ phận giúp cơ thể chúng ta di chuyển, nhưng dường như chúng ta chưa thực sự chân trọng đôi bàn chân mình.

8 cách để chăm sóc đôi bàn chân của bạn 8 cách để chăm sóc đôi bàn chân của bạn

Bạn thường cho những gì đôi bàn chân đang gánh vác là điều hiển nhiên. Bàn chân chỉ ở đó, chịu đựng hàng loạt các thách thức, từ việc đi giày cao gót và bị nâng lên một tầm cao không tự nhiên đến bị kẹt bên trong chiếc tất đầy mồ hôi hoặc vải nylon không thoải mái.

Trong khi phải chịu những khố sợ này, đôi bàn chân còn phải mất hàng trăm tấn áp lực tác động trong một ngày bạn đi bộ. đập Điều đó giải thích tại sao bàn chân là một phần cơ thể dễ bị tổn thương nhất.

vicare.vn-8-cach-de-ban-cham-soc-cho-doi-ban-chan-cua-ban-body-1

Bạn không cần điều trị spa đắt tiền để chăm sóc đôi bàn chân của bạn. Chỉ một vài phút mỗi ngày chăm sóc bàn chân và chọn đôi giày đúng cỡ giày là bạn đã có thể tránh được các vấn đề dẫn đến đau chân và thậm chí tàn tật. Những ý tưởng dưới đây có thể giúp bàn chân của bạn cảm thấy thoải mái hơn:

Hãy cố gắng rửa sạch bàn chân (và kẽ giữa các ngón chân), sau đó lau khô với một chiếc khăn một cách cẩn thận và thường xuyên. Vâng, điều đó có nghĩa là bạn nên cúi xuống trong khi tắm và rửa chân với xà phòng; nếu bạn không thể giữ cân bằng một cách an toàn, hãy sử dụng một bàn chải tắm có tay cầm dài hoặc ngồi trên một chiếc ghế bên ngoài bồn tắm như bạn rửa chân dưới vòi nước. Hãy chắc chắn lau khô chân chân hoàn toàn, kể cả giữa các ngón chân. Điều này sẽ làm giảm các vấn đề như viêm da, mùi hôi, vi khuẩn và nấm.

Nếu bạn thích ngâm chân, hãy quên muối Epsom đi vì loại muối này quá khô và không cung cấp bất kỳ lợi ích nào. Thay vào đó, chỉ cần sử dụng nước ấm (không nóng) và một pha một ít xà phòng , chẳng hạn như sữa tắm, có chứa chất làm mềm da.

Dưỡng ẩm chân sau khi rửa. Trong những tháng mùa đông khô da, bạn nên dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày. Không cần quá cầu kỳ: các loại kem bôi cơ bản đều tốt.

Thay đổi những đôi giày bạn đi mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là bạn nên có hai đôi phong cách thường ngày yêu thích của bạn, nhưng đôi giày cần có thời gian được thông thoáng để tránh gây ra mùi hôi chân hay nhiễm trùng. Thay đổi tất hoặc vớ nhiều hơn một lần một ngày. Nếu bạn có một vấn đề với mùi bàn chân, hãy ngâm chân trong hỗn hợp giấm và nước.

Bàn chân của bạn không nên bị đau. Giày quá chật sẽ làm các chỗ viêm tấy nghiêm trọng hơn, bóp méo hình dạng ngón chân và gây ra sự đau đớn cho chân. Nếu bạn mang giày cao gót, chọn đôi giày cao gót rộng, vững chãi và không cao hơn hai inch. Phần thân giày nên rộng; phần mũi giày không nên quá hẹp cho đến khi bạn xỏ vừa các ngón. Để bảo vệ gân Achilles không bị co rút, giày cao gót cũng nên được thay thế thường xuyên.

Chúng ta nên chọn giày phù hợp với chân của mình
Chúng ta nên chọn giày phù hợp với chân của mình

Dép xỏ ngón và giày bệt hoàn toàn không hỗ trợ khung chân. Bạn cũng không nên đi chân trần. Phụ nữ đặc biệt dễ bị phát triển bàn chân phẳng, dẫn đến các vấn đề về chân khác. Để giữ cho đôi chân khỏe mạnh, giảm thiểu số lượng thời gian bạn mang giày bệt không có cấu trúc dạng vòm như chân.

Mang thai, lão hóa và bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến bàn chân của bạn. Phụ nữ mang thai cần một đôi giày có gót rộng, dạng cong như chân và chịu cú sốc tốt. Trọng lượng gia tăng trong thai kỳ có thể khiến kích cỡ giày của bạn để thay đổi, do đó, hãy đo lại cỡ giày của bạn. Phụ nữ lớn tuổi bị mất một số chất béo đệm trên bàn chân; vì thế cần chọn giày để chống sốc tốt hơn hơn. Bệnh nhân tiểu đường có thể phát triển các bệnh nghiêm trọng liên quan đến bàn chân và cẳng chân. Hãy kiểm tra bàn chân xem chân có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào hàng ngày và đi khám bác sĩ chuyên khoa chân hàng năm.

Hãy thận trọng về việc làm móng ở các salon, nơi cần có dụng cụ sạch sẽ là điều rất quan trọng. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi làm móng.

Nguồn: Healthy Women