7 'thần dược' siêu rẻ bổ gan bạn nên cho gia đình ăn hàng ngày
Những thực phẩm phổ biến dưới đây sẽ tăng cường chức năng bổ gan và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan vô cùng hiệu quả.
7 'thần dược' siêu rẻ bổ gan bạn nên cho gia đình ăn hàng ngày
1. Chất béo không hẳn là "kẻ thù" của gan
Những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng tăng lên chóng mặt. Trong đó, không ít người đều coi chất béo như "thủ phạm"chính dẫn tới các bệnh lý về gan.
Bởi vậy, không ít bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ thậm chí còn không ăn thịt, chỉ ăn rau củ quả. Kỳ thực, quan niệm này hoàn toàn là sai lầm.
Trên thực tế, dù bạn có mắc gan nhiễm mỡ hay không, thì chất béo vẫn là một chất dinh dưỡng không thể thiếu để "nuôi" gan. Thiếu đi nguồn dinh dưỡng này, gan không thể duy trì hoạt động bình thường, càng không thể phục hồi sau khi mắc bệnh.
Các chuyên gia sức khỏe khẳng định để gan được khỏe mạnh và duy trì công năng bình thường, khẩu phần ăn mỗi ngày của chúng ta phải đảm bảo tỉ lệ 20% chất béo và protein cùng 60% chất carbohydrate.
Tuy nhiên, gan cần chất béo không đồng nghĩa với việc ăn càng nhiều chất béo càng tốt. Chúng ta chỉ nên sử dụng các thực phẩm có hàm lượng mỡ thấp như tôm, thịt nạc... để cung cấp dinh dưỡng lành mạnh cho cơ quan này.
2. Protein là "thầy thuốc" của gan
Các thực phẩm "giàu protein, nhiệt lượng thấp" như trứng gà,đậu phụ, sữa tươi, cá, thịt gà, mè.. đều được ví như "thần dược" đối với gan.
Lượng protein phong phú trong những thực phẩm này đóng vai trò như những người "thợ sửa chữa", có chức năng phục hồi các tế bào gan, đồng thời thúc đẩy tái tạo những tế bào này.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng người bình thường mỗi ngày nên hấp thụ ít nhất 90g protein, người bệnh viêm gan cấp tính không ít hơn 80g và người bệnh xơ gan cần ít nhất 100g protein.
3. Gan "yêu" đường
Hầu hết chúng ta không hề biết rằng, đường chính là chất quan trọng và cần thiết nhất để bảo vệ gan.
Khoa học đã chứng minh mỗi gram đường glucozo có thể cung cấp khoảng 70% năng lượng cho cơ thể con người. Bởi vây, nếu một người ở trạng thái thiếu năng lượng trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan.
Đối với gan nói riêng, đường đóng vai trò tạo thành một chất có tên là glycogen. Chất này có tác dụng ngăn chặn cơ thể hấp thu độc tố, tránh làm tổn thương tới các tế bào gan.
Vì vậy, ngoại trừ bệnh nhân tiểu đường, người bình thường hoàn toàn có thể tính toán lượng đường cần thiết mỗi ngày dựa trên thể trọng của họ. Mỗi kilogam cân nặng cần 1g đường.
Như vậy, người trưởng thành nặng khoảng 60kg, mỗi ngày chỉ nên hấp thu không quá 60g đường.
Nguồn đường "lành mạnh" nên được khai thác từ các loại thực phẩm tự nhiên như cơm, phở, nước trái cây, hoa quả, mật ong, đường trắng...
4. Vitamin A – "thần dược" phòng chống ung thư gan
Được mệnh danh là "nhà kho" chứa đựng vitamin trong cơ thể nên khi bị tổn thương, khả năng "chứa" vitamin của gan sẽ giảm xuống đáng kể.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng vitamin A có công năng tuyệt vời trong việc bảo vệ gan, đặc biệt là ngăn cản và ức chế các tế bào ung thư tăng lên.
Cơ thể con người mỗi ngày đều cần hấp thu đủ vitamin A để gan được khỏe mạnh. Theo đó, hàm lượng vitamin A nên hấp thu hằng ngày đối với nam là 800mcg, đối với nữ là 750mcg.
Mặc dù là được ví như "thần dược" chống ung thư cho gan nhưng các chuyên gia y tế cũng kiến nghị tuyệt đối không nên hấp thụ quá 3000 mcg để gây các phản ứng phụ làm tổn thương gan.
Mỗi ngày, chúng ta chỉ cần ăn một củ cà rốt, 65g gan gà, 200g cá ngừ hộp với một cốc sữa tươi là đã hấp thu đủ lượng vitamin A cần thiết.
Bên cạnh đó, cà chua, cà rốt, rau chân vịt, gan động vật, dầu cá và các chế phẩm từ sữa đều là những nguồn cung cấp vitamin A lành mạnh cho gan.
5. Các vitamin nhóm B - "trạm xăng dầu" của gan
Các vitamin B giống như "kho dầu" trong cơ thể con người với các tác dụng như đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất, tăng cường chuyển hóa năng lượng. Đặc biệt, nhóm vitamin còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, phòng ngừa gan nhiễm mỡ.
Các chuyên gia y tế khẳng định: các loại vitamin B có thể tăng cường khả năng chịu đựng cồn rượu của gan .
Tuy nhiên, do viatmin B có thể hòa tan trong nước, chỉ có thể tồn tại trong cơ thể mấy tiếng đồng hồ, nên chúng ta cần bổ sung chúng đều đặn mỗi ngày.
Những người mắc các bệnh lý về gan nên hấp thu đủ từ 10-30mgvà không quá 30mg vitamin B hằng ngày.
Trong tự nhiên, vitamin B có thể được cung cấp từ những nguồn thực phẩm như thịt lợn, đậu tương, gạo, nấm hương...
6. Vitamin E – "vệ sĩ" mới cho gan
Một nghiên cứu khoa học mới đây đã khẳng định vitamin E có thể trở thành vũ khí mới chống bệnh gan nhiễm mỡ không bắt nguồn từ rượu.
Mạch nha, đậu nành dầu thực vật, các loại quả hạch, các loại rau xanh.. đều là những thực phẩm chứa nhiều vitamin E.
Người bình thường cần hấp thu 12mg vitamin E mỗi ngày. Người mắc bệnh gan cần bổ sung và hấp thu ít nhất 100mg.
7. Gan thích thực phẩm xanh
Theo thuyết Ngũ hành của Y học cổ truyền Trung Quốc, màu xanh dễ đi vào gan. Vì vậy, đa số những loại thực phẩm này có tác dụng năng cường chức năng gan, bài trừ độc tốt hữu hiệu.
Khoa học đã chứng minh các loại thực phẩm màu xanh chứa hàm lượng axit folic phong phú, là loại chất quan trọng cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Các thầy thuốc đặc biệt tin dùng đồ uống chế biến từ cam và chanh.
Nguồn: Trí Thức Trẻ