7 lý do gây tình trạng kinh nguyệt ít ở phụ nữ
Khi đến tuổi dậy thì, con gái bắt đầu có kinh nguyệt. Trong quá trình trưởng thành, chu kì kinh nguyệt sẽ dần dần ổn định theo một chu kì đều đặn. Khi kinh nguyệt ít đi một cách bất thường, đa số phụ nữ sẽ cảm thấy lo lắng.
7 lý do gây tình trạng kinh nguyệt ít ở phụ nữ
Bài viết sau đây sẽ cùng bạn làm rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ít.
Thế nào là kinh nguyệt ít?
Chu kì kinh nguyệt của phụ nữ trung bình khoảng 28 – 32 ngày, thời gian hành kinh dao động từ 3 – 7 ngày. Theo nghiên cứu, lượng máu mất đi trung bình rơi vào khoảng từ 60 – 80 ml.
Tình trạng kinh nguyệt ít xảy ra khi số ngày hành kinh ngắn và lượng máu trong mỗi lần hành kinh giảm xuống còn một nửa hoặc 1/3 (20 – 30ml). Để phát hiện điều này khá đơn giản, theo dõi số lượng băng vệ sinh cần dùng, cơ bản nhận định lượng máu và số ngày hành kinh so với trước đây. Nếu như cảm thấy sự giảm đi rõ rệt, đây chính là dấu hiệu kinh nguyệt ít cần chú ý.
Nguyên nhân kinh nguyệt ít là do đâu?
Rối loạn nội tiết tố hoặc rối loạn kinh nguyệt
Phụ nữ có nội tiết tố thay đổi liên tục, theo thời gian, độ tuổi hoặc tâm trạng. Khi hàm lượng estrogen và progesterone trong cơ thể mất đi sự cân bằng sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên chu kì kinh nguyệt. Điều này sẽ làm cho chu kì của phụ nữ đột nhiên ngắn lại hoặc kéo dài ra, lượng máu trong mỗi lần hành kinh cũng chịu sự ảnh hưởng.
Căng thẳng, lo âu quá mức
Được xem là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến kinh nguyệt ít. Tình trạng stress kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt các hormone trong cơ thể, trong đó có hormon sinh dục nữ, dẫn đến chu kì kinh nguyệt bất thường.
Ảnh hưởng từ việc tăng cân hoặc giảm cân bất thường
Các chất dinh dưỡng như protein, cacbohydrat, vitamin, lipid có nhiệm vụ nuôi dưỡng cơ thể, điều hòa kinh nguyệt, là một trong những yếu tố cấu thành nên cân nặng. Khi thực hiện tăng/giảm quá nhiều cân trong thời gian ngắn, các yếu tố nêu trên bị tác động đột ngột làm mất đi sự cân bằng vốn có, dẫn đến quá thiếu hoặc quá thừa một hoặc nhiều chất. Điều này làm cho kinh nguyệt cũng theo đó mà bị ảnh hưởng.
Kinh nguyệt ít do mang thai
Khi mang thai, trứng sẽ ngừng rụng và làm tổ trên niêm mạc tử cung mà thay vào đó là phôi thai, chu kì kinh nguyệt sẽ tạm thời biến mất cho đến khi em bé được sinh ra. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ, xuất hiện kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt ra ít màu nâu đen khi mang thai. Đây có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, cần hết sức lưu ý, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Bệnh phụ khoa, hẹp tử cung, tử cung có sẹo
Các bệnh lý về phụ khoa có tỉ lệ gặp phải cao như: u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm nhiễm vùng kín... hoặc các dị tật như: hẹp tử cung, có sẹo tử cung... làm ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt. Các bất thường này làm tắc lối đi của máu, máu bị mắc kẹt ở lại tử cung dẫn đến kinh nguyệt ít.
Đối với trường hợp sẹo tử cung do nạo phá thai, nếu sẹo nghiêm trọng sẽ làm thành tử cung dính vào nhau (Hội chứng Asherman) khiến kinh nguyệt ít hơn lúc trước. Nếu bạn vừa trải qua thủ thủ nạo thai mà có dấu hiệu này cần phải lưu ý thực hiện phẫu thuật loại mô sẹo.
Mất máu quá nhiều trong và sau khi sinh nở
Mất nhiều máu làm mất dưỡng khí oxy, dẫn đến tổn hại tuyến yên và gây ra hội chứng Sheehan, dẫn đến giảm đáng kể hormon sinh ra tuyến tiền liệt, trong đó bao gồm cả những hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, cần sử dụng liệu pháp thay thế hormon.
Dấu hiệu mãn kinh
Khi phụ nữ vào giai đoạn mãn kinh, trứng sẽ không rụng nữa do đó mất đi chu kì kinh nguyệt. Các biểu hiện mãn kinh diễn ra từ từ trong một thời gian dài, kinh nguyệt ít cả về lượng máu lẫn số ngày hành kinh so với lúc trẻ.
Kinh nguyệt ít báo hiệu điều gì?
- Bệnh về sức khỏe sinh sản: yếu sinh lí ở nữ, giảm khả năng làm mẹ thậm chí là vô sinh.
- Bệnh lý phụ khoa: viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u buồng trứng...
- Bệnh lý khác: thiếu máu, rối loạn nội tiết, thai ngoài tử cung...
Không được xem nhẹ biểu hiện kinh nguyệt bỗng nhiên ra ít, hãy nhanh chóng gõ cửa bác sĩ chuyên khoa để được khám và chữa bệnh.
Biện pháp cải thiện kinh nguyệt ít
Thay đổi lối sống
Tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe và giảm bớt căng thẳng sau giờ làm việc vất vả. Ngủ đủ giấc và thức dậy theo một khung giờ cố định mỗi ngày, điều này khiến tinh thần phấn chấn, quá trình trao đổi chất và sản sinh hormon thuận lợi. Giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín và môi trường sống, tránh viêm nhiễm phụ khoa. Đến gặp bác sĩ phụ khoa được thăm khám và tìm nguyên nhân khi có bất kì dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh về mọi mặt. Các loại thực phẩm tốt cho kinh nguyệt phụ nữ là:
- Thực vật: gừng, đu đủ xanh, vừng (mè), nha đam, lá húng quế, mướp đắng, nghệ, củ cải, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt ...
- Động vật: cá thu, cá hồi, cá trích... và gia cầm.
Xem thêm:
- Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”
- Những thông tin cần biết cho người có kinh nguyệt ra nhiều
- Khi bị kinh nguyệt không đều nên ăn gì là tốt nhất?