7 dấu hiệu ung thư cổ tử cung điển hình
Ung thư cổ tử cung là bệnh mà các tế bào ác tính phát triển mạnh mẽ tạo nên khối u trong các mô cổ tử cung. Đây là dạng ung thư phổ biến nhất trong các dạng ung thư thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi từ 40-60 tuổi. Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung khá điển hình - bạn có thể phát hiện sớm bệnh nếu hiểu rõ về chúng.
7 dấu hiệu ung thư cổ tử cung điển hình
Ung thư cổ tử cung là bệnh mà các tế bào ác tính phát triển mạnh mẽ tạo nên khối u trong các mô cổ tử cung. Đây là dạng ung thư phổ biến nhất trong các dạng ung thư thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi từ 40-60 tuổi. Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung khá điển hình - bạn có thể phát hiện sớm bệnh nếu hiểu rõ về chúng.
Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có đến 5000 ca phát hiện ung thư cổ tử cung và 2000 ca tử vong do căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể chữa khỏi đc 90% nếu được phát hiện khi còn ở giai đoạn sớm. Thậm chí, nếu được phát hiện ở giai đoạn tiền ung thư ta còn có thể ngăn chặn được các nguy cơ mắc bệnh.
Trong sinh hoạt hàng ngày, các chị em cần quan tâm đến sức khoẻ của mình - nếu như có những dấu hiệu dưới đây, hãy đến khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Máu âm đạo xuất hiện bất thường - Dấu hiệu ung thư cổ tử cung điển hình
Nếu bạn chảy máu âm đạo ngoài ngày “đèn đỏ”, đặc biệt nếu bị chảy máu sau khi quan hệ tình dục hoặc khi đã mãn kinh mà vẫn có hiện thường này xảy ra thì nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bởi đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn, lúc này các tế bào ác tính đã phát triển mạnh và lây lan ra các mô xung quanh, chỉ một tác động nhỏ lên vùng bộ phận sinh dục sẽ làm cho các mô bên trong bị tổn thương và gây chảy máu.
Rong kinh, thay đổi màu sắc kinh nguyệt - Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn giữa
Ở giai đoạn giữa, khi tế bào ung thư vừa mới xuất hiện trong tử cung chúng đã gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và thay đổi hormon sinh sản của cơ thể. Nếu như ngày “đèn đỏ” của bạn bỗng dưng kéo hơn bình thường nhiều ngày ( trên 2 tuần) hoặc màu sắc kinh nguyệt của bạn trở nên đen sẫm, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ.
Khí hư thay đổi bất thường
Khí hư là một dạng dịch tiết âm đạo, bình thường nó có trong suốt, đặc dính giống như lòng trắng trứng, có thể có màu trắng sữa nếu gần đến ngày hành kinh, số lượng ít. Khí hư có tác dụng ngăn ngừa các vi khuẩn có hại xâm nhập vào âm đạo và làm cân bằng độ pH cho cô bé. Tuy nhiên, nếu khí hư tiết ra nhiều, có lẫn màu nâu hoặc đỏ và có mùi hôi tanh khó chịu, có thể bạn đã mắc ung thư cổ tử cung.
Tuy nhiên, có những bệnh phụ khoa khác cũng có biểu hiện khí hư bất thường như: viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm cổ tử cung, ung thư buồng trứng,... Vì vậy, các chị em nên khám phụ khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.
Đau lưng dưới và vùng xương chậu
Đau lưng, đau bụng dưới sẽ là triệu chứng bình thường nếu bạn đang hoặc sắp đến kỳ “đèn đỏ”. Nhưng nếu bạn mắc ung thư cổ tử cung, khi các khối u phát triển ở giai đoạn muộn sẽ chèn ép lên các cơ quan ở vùng chậu, từ đó gây nên hiện tượng đau lưng, đau hông và đau vùng chậu.
Chán ăn, mệt mỏi
Mệt mỏi là triệu chứng xuất hiện ở hầu hết các bệnh ung thư khi đã ở giai đoạn cuối và ung thư cổ tử cung cũng không phải ngoại lệ. Khi khối u phát triển lớn, việc sản sinh ra các tế bào hồng cầu khoẻ mạnh bị giảm đi bởi số lượng bạch cầu đã tăng lên để tăng miễn dịch cho cơ thể. Do đó, cơ thể sinh ra thiếu máu, điều này dẫn đến thể trạng suy kiệt, bạn mệt mỏi khó chịu, đắng miệng chán ăn. Việc chán ăn sẽ gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng do cơ thể không được nạp năng lượng. Đây cũng là nguyên nhân gây sụt cân nhanh ở người bệnh ung thư.
Buồn nôn, khó tiêu
Bạn sẽ thấy buồn nôn, nôn, khó tiêu, ợ nóng khi bị ung thư cổ tử cung. Lý giải điều này thích hợp nhất là do ở giai đoạn muộn, khối u đã to, chèn ép lên các cơ quan phía trên cơ thể trong đó có đường tiêu hoá, làm cho dạ dày dường như bị đẩy lên. Khi dạ dày không còn ở hình thái bình thường, axit dạ dày sẽ trào ngược, từ đó sinh ra các hiện tượng trên.
Són tiểu, tiểu gấp, đi tiểu thường xuyên
Các dấu hiệu trên có thể khiến chị em nghĩ đến các bệnh khác như viêm bàng quang, sỏi đường tiết niệu, đái tháo nhạt hoặc nhiễm khuẩn đường tiểu,.. Song, đây cũng là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung khi đã vào giai đoạn tiến triển. Khối u hình thành và phát triển chèn ép vào bàng quang, làm cho thể tích của bàng quang bị thu hẹp lại, sức chứa nước tiểu bị giảm đi từ đó gây ra những bất thường trong thói quen tiểu tiện.
Ung thư cổ tử cung tuy là một bệnh ác tính, nhưng nếu được phát hiện sớm thì khả năng chữa trị thành công rất cao. Vì vậy, cứ 3-6 tháng các chị em nên khám sức khoẻ định kỳ một lần để tầm soát bệnh. Trong sinh hoạt hàng ngày cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, quan hệ tình dục lành mạnh và luôn giữ tinh thần lạc quan yêu đời.
Hiện nay, việc phát hiện ung thư cổ tử cung được tiến hành thông qua phương pháp xét nghiệm đặc hiệu là Pap và xét nghiệm virus HPV (một trong những nguy cơ gây nên ung thư cổ tử cung).
Xem thêm:
- Sống thêm được bao lâu nếu mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm?
- Kích thước khối u khi bị ung thư cổ tử cung trong từng giai đoạn
- 9 hiểu lầm về bệnh ung thư cổ tử cung và đây là sự thật