7 câu hỏi thường gặp trước khi niềng răng khách hàng thường hỏi bác sĩ

Niềng răng là một thủ thuật chỉnh nha đã được thực hiện cách đây nhiều năm và cho đến hiện tại, nó vẫn thể hiện được hiệu quả của mình. Để giúp bạn dễ dàng tìm hiểu các thông tin về niềng răng, dưới đây là câu hỏi thường gặp trước khi niềng răng mà bệnh nhân thường hỏi bác sỹ.

7 câu hỏi thường gặp trước khi niềng răng khách hàng thường hỏi bác sĩ 7 câu hỏi thường gặp trước khi niềng răng khách hàng thường hỏi bác sĩ

Niềng răng là một thủ thuật chỉnh nha đã được thực hiện cách đây nhiều năm và cho đến hiện tại, nó vẫn thể hiện được hiệu quả của mình. Để giúp bạn dễ dàng tìm hiểu các thông tin về niềng răng, dưới đây là câu hỏi thường gặp trước khi niềng răng mà bệnh nhân thường hỏi bác sỹ.

1. Tại sao nên niềng răng?

Không phải ai cũng có một hàm răng đều tăm tắp như ý muốn. Sẽ có rất nhiều trường hợp răng mọc lệch, răng cong lệch, răng mọc chen chúc... ảnh hưởng đến sắc diện của miệng, nụ cười và toàn khuôn mặt của bạn.

Khi gặp phải những vấn đề này, bạn cần phải điều chỉnh lại vị trí của răng là điều cần thiết để giải quyết các vấn đề về thẩm mỹ, tâm lý và sức khỏe nha khoa.

vicare.vn-7-cau-hoi-thuong-gap-truoc-khi-nieng-rang-khach-hang-thuong-hoi-bac-si-body-1

2. Có cần nhổ răng khi niềng răng không?

Đáp án của câu hỏi này tùy thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Một số trường hợp sau cần phải thực hiện nhổ răng để đảm bảo hiệu quả niềng răng:

  • Răng mọc chen chúc: lúc này, một răng cần phải được loại bỏ để tạo ra khoảng trống cho sự sắp xếp các răng còn lại.
  • Răng hô: cần nhổ răng để tạo khoảng trống đẩy răng về sau mới có thể giảm hô.
  • Răng móm: tương tự như trường hợp răng hô.
  • Sai khớp cắn: một số trường hợp bị sai khớp cắn buộc phải nhổ răng trước khi niềng để tạo vị trí cho các răng khác trở lại vị trí ăn khớp.

Ở trẻ em, tỷ lệ cần nhổ răng trước khi niềng khá thấp vì xương mặt và xương hàm còn đang trong giai đoạn phát triển.

3. Người lớn niềng răng được không?

Các bác sỹ nha khoa cho biết, độ tuổi lý tưởng nhất cho việc niềng răng là khoảng 10 – 14 tuổi, vì vậy ba mẹ cần đặc biệt quan tâm sức khỏe răng miệng của con khi bé đến độ tuổi này.

Độ tuổi trên chỉ là độ tuổi lý tưởng, còn trên thực tế, việc niềng răng có thể thực hiện ở nhiều độ tuổi, ngay cả khi đã trưởng thành, nhưng có độ phức tạp cao hơn.

4. Niềng răng một hàm được không?

Để có hiệu quả chỉnh nha tốt nhất, các bác sỹ nha khoa khuyên rằng nên thực hiện niềng răng trên cả hai hàm. Ở một số trường hợp, vấn đề chỉ xảy ra nội bộ trên một hàm và hàm còn lại có tỷ lệ chuẩn không cần niềng, bạn sẽ được chỉ định niềng răng trên một hàm.

5. Niềng răng có gây hại gì đến sức khỏe răng miệng không?

Đây là câu hỏi thường gặp trước khi niềng răng mà nhiều người quan tâm. Như các hình thức chỉnh nha khác, việc niềng răng nếu thực hiện không chất lượng cũng có khả năng gây ra nhiều tác hại đối với răng, ví dụ như vấn đề sức khỏe, thẩm mỹ hay thậm chí là cuộc sống của bệnh nhân.

Một số tác hại có khả năng xảy ra khi bạn không điều trị niềng răng đúng quy chuẩn:

  • Bị lung lay răng.
  • Sai khớp cắn.
  • Điều trị kéo dài và có khả năng không thể kết thúc.

Vì thế, để hạn chế thấp nhất các rủi ro này, bạn nên lựa chọn trung tâm uy tín hoặc các bệnh viện lớn để thực hiện niềng răng.

vicare.vn-7-cau-hoi-thuong-gap-truoc-khi-nieng-rang-khach-hang-thuong-hoi-bac-si-body-2

6. Niềng răng có đau không? Làm thế nào giảm đau nhức sau niềng răng?

Bạn không thể tránh khỏi sự khó chịu, vướng víu và có phần đau nhức khi gắn mắc cài trong thời gian đầu niềng răng. Tuy nhiên, bạn sẽ quen dần với cảm giác này trong khoảng vài tuần sau đó.

Trung bình 1 tháng, bạn cần đến bác sỹ tái khám để thay dây cung, tăng lực siết... Mỗi lần như thế, răng sẽ di chuyển rất chậm, vì vậy gần như không gây cảm giác quá đau đớn.

Bạn cũng có thể giảm bớt đau nhức, khó chịu khi niềng răng bằng cách:

  • Súc miệng nước muối: Muối có khả năng kháng khuẩn tự nhiên và giảm đau nhanh chóng.
  • Dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sỹ, tuyệt đối không mua tùy tiện.
  • Chườm nóng hoặc chườm đá ngoài vị trí đau khoảng 2 – 3 phút để làm dịu cơn đau.

7. Ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến niềng răng?

Câu hỏi thường gặp trước khi niềng răng cũng là vấn đề rất được quan tâm, vì ăn uống là một hoạt động sống cơ bản.

Trong suốt thời gian niềng răng, mắc cài và dây thun sẽ liên tục tạo ra áp lực để kéo răng, giúp răng di chuyển. Đồng thời, xương hàm ở giai đoạn này cũng có những sự thay đổi. Vì thế, việc ăn uống cần phải được điều chỉnh sao cho hướng di chuyển của răng không bị lệch khỏi kiểm soát.

Bạn nên:

  • Chọn thực phẩm mềm, dễ nuốt nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng, không có nhiều ảnh hưởng đến dây thun trên mắc cài.
  • Hạn chế các loại đồ ăn dai và cứng, đồ nóng/lạnh, các loại chất kích thích hoặc chất kích ứng... vì đây là những món có thể gây bung, gãy mắc cài niềng răng.
  • Các loại đồ dẻo và có nhiều đường sẽ có khả năng gây sâu răng trong điều kiện vệ sinh răng miệng không thoải mái, từ đó ảnh hưởng đến men răng và quá trình niềng răng dĩ nhiên cũng gặp khó khăn.
  • Sau khi tháo mắc cài, sự dịch chuyển của răng trên cung hàm vẫn chưa hoàn toàn ổn định, vì vậy trong suốt thời gian đeo hàm duy trì sau đó, bạn vẫn phải giữ chế độ dinh dưỡng như trên.

Tổng hợp 7 câu hỏi thường gặp trước khi niềng răng đã được đề cập trong bài viết cũng là những thông tin thiết thực nhất dành cho bạn khi quan tâm đến kỹ thuật chỉnh nha này. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm từ bác sỹ nha khoa.

Xem thêm:

  • Niềng răng có an toàn không?
  • Tạm biệt niềng răng, cùng chào đón khay răng trong suốt
  • 8 điểm cần lưu ý trước khi đặt niềng răng mới