7 bài thuốc dân gian chữa thủy đậu đơn giản
Trong dân gian bệnh thủy đậu còn có tên gọi khác là bỏng dạ, đây là một bệnh truyền nhiễm thường hay gặp ở trẻ nhỏ có độ tuổi từ 1- 6 tuổi. Vào tháng 2 và tháng 4 hàng năm là thời điểm dịch bùng phát mạnh nhất. Để đối phó với bệnh thủy đậu bạn có thể áp dụng một số những bài thuốc dân gian vừa đơn giản có hiệu quả bất ngờ ngay sau đây.
7 bài thuốc dân gian chữa thủy đậu đơn giản
Thủy đậu là căn bệnh do virus gây ra và có nguy cơ lây nhiễm rất nhanh từ người này sang người khác. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng nó sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp như nhiễm khuẩn ngoài da, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cấu tạo hình thể thai nhi nếu thai phụ mắc bệnh thủy đậu trong 3 tháng đầu của chu kỳ.
1. Dấu hiệu của bệnh thủy đậu
Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, phải qua thời gian khoảng 10-20 ngày (gọi là thời kỳ ủ bệnh) người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng của một người nhiễm siêu vi (sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn...). Lúc này, trên da người bệnh có thể xuất hiện những hồng ban có đường kính vài milimet và sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu. Đa số nốt đậu đều nhỏ và có đường kính dưới 5mm, tuy nhiên cũng có nốt đậu có đường kính tới 10mm. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.
Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, chỉ tầm khoảng 1 ngày sau trở nên đục như mủ rồi 2-3 ngày kế tiếp sẽ tự vỡ ra, các mụn sẽ đóng vẩy.
2. Những bài thuốc dân gian trị bệnh thủy đậu hiệu quả
Bài thuốc 1
Khi trẻ mới phát bệnh thủy đậu, sẽ có những biểu hiện như phát sốt, xuất hiện nốt đậu dịch trong suốt, xung quanh sắc nhạt và đỏ, bệnh do phong nhiệt thấp độc uất lại ở phế vệ.
Những vị thuốc gồm có: bạch vi 9g, đạm đậu xị 5g, thuyền thoái 3g, kim ngân hoa 6g, địa đinh thảo 6g, tang diệp 5g, sơn chi vỏ 2g, bạc hà 1g, liên kiều 6g.
Đem sắc thuốc uống ngày một thang chia 2 – 3 lần cho trẻ khoảng 3 tuổi.
Bài thuốc 2
Vị thuốc ở đây gồm có: cát cánh 12g, cát căn 12g, tiền hồ 12g, thanh bì 8g, kinh giới 8g, chỉ xác 6g, thuyền thoái 8g, sơn tra 8g, mạch nha 8g, liên kiều 8g. Sắc uống 1 tháng/ngày.
Bài thuốc này theo bác sĩ nên dùng trong trường hợp người bệnh bị sốt nhiều, khát nước, buồn bực, nôn mửa.
Bài thuốc 3
Nếu như trẻ mắc thủy đậu đi tiểu tiện vàng, nốt đậu ngứa ngáy dùng thuốc cay mát để tuyên thấu, thanh nhiệt, phân lợi.
Bài thuốc gồm có các vị như: liên kiều 4g, xích thược 3g, kim ngân hoa 4g, bạc hà 4g, nhân trần 6g, đại thanh diệp 6g, sinh chi tử 3g. Sắc uống thang/ngày. Bài thuốc trên được đánh giá là một trong những phương thuốc dân gian đặc trị bệnh thủy đậu mang lại hiệu quả cao, được nhiều người tin dùng.
Bài thuốc 4
Sử dụng 8g cam thảo đất, 16g lá tre, 12g lá dâu, 10g rễ cây sậy, 6g bạc hà,10g ngân hoa. Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch và sắc thành nước uống trong vòng 1 ngày.
Bài thuốc 5
Vị thuốc gồm có vỏ đậu xanh hoặc đậu xanh cả vỏ 20-30 g, rau om tươi 20 g rửa sạch, quả dành dành 16 g, kim ngân hoa 16 g, rễ cỏ tranh 12 g. Bài thuốc này nên sắc 2 lần. Lần đầu cách sắc uống như bình thường, lần sau bạn hãy đổ 600 ml nước sắc còn 200 ml, sau đó dồn lại với nước thứ nhất, cô lại còn 300 ml chia 2 lần uống trong ngày. Trẻ em tùy theo độ tuổi có thể dùng 1/2 liều. Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn.
Bài thuốc 6
Còn trường hợp nốt đậu mọc nhiều, vỡ loét, ngứa ngáy, có thể sử dụng các vị thuốc Đông y như: mộc thông 3g, sinh địa hoàng 6g, hoạt thạch 4g, rễ chàm mèo 6g, liên kiều 5g, chi tử sao 5g, cam thảo 2g. Sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc 7
Sử dụng cây nọc rắn, cỏ nhọ nồi, lá thanh táo, lá dâu tằm, lá rau má, măng lau, lá mũi mác, lá chân vịt. Các vị lượng bằng nhau, giã nát, hoà với nước, lọc bỏ bã, lau khắp mình mẩy, ngày làm 2 lần. Chỉ dùng trong trường hợp mình nóng dữ dội, nốt đậu bầm tím.
Ngoài việc sử dụng triệt để công dụng của một số bài Thuốc dân gian đặc trị bệnh thủy đậu hiệu quả tại nhà người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược như lá: Bạc hà, lá từ bi, lá thanh táo, lá bồ hòn, kinh giới, củ nghệ... để đun nước tắm.
Đặc biệt khi thấy trẻ đột nhiên sốt cao hoặc nốt phỏng mọc dày chi chít hoặc chảy nước mắt tự nhiên, sợ ánh sáng cần cho trẻ đi khám bệnh ngay. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh.