6 xét nghiệm mẹ bầu phải làm trong lần khám thai đầu tiên

Xét nghiệm công thức máu, tìm các virus như rubella, HIV... hay xét nghiệm nước tiểu là những xét nghiệm bà bầu cần làm trong lần khám thai đầu tiên. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các xét nghiệm khi mang thai, đặc biệt khi mang thai 3 tháng đầu này nhé.

6 xét nghiệm mẹ bầu phải làm trong lần khám thai đầu tiên 6 xét nghiệm mẹ bầu phải làm trong lần khám thai đầu tiên

1.Xét nghiệm công thức máu:

Công thức máu toàn bộ (Complete blood count) hay còn gọi là huyết đồ là xét nghiệm máu thường qui được sử dụng để đánh giá sức khỏe tổng thể và phát hiện một loạt các rối loạn, bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu và bệnh bạch cầu.

Tại sao phải thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn bộ

Xét nghiệm công thức máu là một trong các xét nghiệm khi mang thai cần thiết cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Xét nghiệm này giúp:

  • Để đánh giá sức khỏe tổng thể
  • Để chẩn đoán bệnh: Phụ nữ mang thai hay bị thiếu máu và sắt, nếu hàm lượng hemoglobin là thấp – đây là một dấu hiệu thiếu máu. Rối loạn tế bào máu có thể làm bạn bị thiếu máu truyền vào cho bào thai. Do đó khi khám thai lần đầu, đây sẽ là xét nghiệm không thể thiếu. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của một bệnh nào đó.

2. Xét nghiệm viêm gan, giang mai và HIV:

Viêm gan B

Do virus viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con, do đó xét nghiệm tìm virus gây viêm gan B sẽ giúp bác sĩ có những giải pháp để phòng ngừa bệnh cho trẻ. Nếu người mẹ dương tính với virus, bé cần được tiêm phòng càng sớm càng tốt ngay khi ra đời. Đây là một trong các xét nghiệm khi mang thai mà người mẹ khi khám thai lần đầu bắt buộc làm.

Giang mai

Thai nhi khoảng tháng thứ 5 có thể bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai khi nhau đã phát triển đủ để xoắn khuẩn này vào thai nhi. Thai nhi có thể ngưng phát triển, dẫn tới sinh non và chết sau khi sinh. Nếu sinh trẻ bình thường sẽ có phát triển bệnh giang mai bẩm sinh sau 10 -20 năm, thay đổi về sinh lý, trí lực và gặp nhiều vấn đề về thần kinh.

HIV (Human Immunodeficiency Vius)

Trường hợp phụ nữ bị nhiễm HIV nhưng vẫn đang mang thai thì sau khi sinh trẻ vẫn có thể âm tính với virus HIV nếu như người mẹ được phát hiện mang virus HIV sớm.

3. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện trong tuần thứ 24 thai kỳ. Insulin được tiết ra từ tuyến tụy giúp chuyển hóa đường thành năng lượng. Thông thường, đường lượng đường trong máu sẽ trở lại bình thường và ổn định sau khi sinh. Tuy nhiên, với những phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ thì khoảng 10-15% sẽ mắc tiểu đường tuýp 2 trong khoảng 5-10 năm sau sinh. Do đó, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ giúp người mẹ chẩn đoán phát hiện sớm, từ đó có những biện pháp chính xác và hiệu quả hơn.

4. Xét nghiệm nhóm máu và yếu tố Rhesus

Yếu tố Rhesus (Rh) là một protein đặc hiệu trên bề mặt hồng cầu (hay kháng nguyên). Đây là cơ chế giúp cơ thể phân biệt các nhóm máu. Trong máu mỗi người đều có Rh (+) hoặc Rh(-). Đa phần mọi người đều mang Rh(+). Nếu như xảy ra trường hợp mẹ có Rh(-) và con có Rh(+) sẽ xảy ra bệnh huyết tán ở trẻ sơ sinh. Xét nghiệm phân biệt nhóm máu sẽ giúp bác sĩ có liệu pháp điều trị đúng cách để bảo vệ cả trẻ và người mẹ (thường điều trị bằng cách tiêm kháng thể anti-D trong vòng 72h sau sinh).

vicare.vn-6-xet-nghiem-me-bau-phai-lam-trong-lan-kham-thai-dau-tien-body-1
Xác định nhóm máu Rh (+) hay Rh (-) sẽ giúp phòng ngừa bệnh tán huyết sơ sinh

5. Xét nghiệm rubella

Đây là xét nghiệm quan trọng, đặc biệt là với mẹ mang thai 3 tháng đầu nghi ngờ mắc Rubella. Đây là một loại virus gây ra các bệnh lành tính như bệnh nhiễm trùng nhẹ với triệu chứng sốt và phát ban kéo dài từ 2-3 ngày. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì virus Rubella lại rất nguy hiểm vì có thể gây ra dị tật cho thai nhi. Do đó, việc xét nghiệm để phát hiện sớm Rubella rất quan trọng, đặc biệt là với phụ nữ mang thai để đưa ra hướng điều trị phù hợp và sớm nhất.

Thời điểm xét nghiệm rubella: Đây là một trong các xét nghiệm khi mang thai mà người mẹ cần làm. Những người chưa tiêm phòng rubella hay chưa từng mắc bệnh rubella trước khi mang thai nên làm xét nghiệm. Thời điểm xét nghiệm khi đã mang thai là từ 7-10 tuần tuổi.

vicare.vn-6-xet-nghiem-me-bau-phai-lam-trong-lan-kham-thai-dau-tien-body-2
Xét nghiệm tìm virus Rubella là bắt buộc đối với phụ nữ mang thai

6. Xét nghiệm 10 thông số nước tiểu:

Một trong các xét nghiệm khi mang thai mà người mẹ mang thai 3 tháng đầu nên làm là xét nghiệm nước tiểu. Các chỉ số đánh giá bao gồm:

Leukocytes (LEU ca): là các tế bào bạch cầu có trong nước tiểu với chỉ số bình thường là 10-25 LEU/UL. Khi bệnh nhân có nhiễm khuẩn, nhiễm nấm thì chỉ số LEU thường tăng kèm theo một số triệu chứng như tiểu buổi, tiểu dắt hay tiểu nhiều lần.

Nitrate (NIT): Dùng để đánh giá trình trạng nhiễm trùng đường tiểu với chỉ số bình thường là 0.05-0.1 mg/dL. Vi khuẩn gây bệnh tạo ra một loại enzyme chuyển nitrate thành nitrite. Do vậy nếu thấy nitrite trong nước tiểu tức là bệnh nhân đã bị nhiễm trùng đường tiểu. E.Coli là tác nhất thường gặp nhất.

Urobilinogen (UBG) Dùng để chẩn đoán bệnh gan và túi mật với chỉ số bình thường trong nước tiểu là : 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L. UBG là sản phẩm thoái hòa từ bilirubin, nếu UBG có trong nước tiểu thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh gan hoặc bệnh lý mật bị tắc nghẽn.

Bilirubin (BIL) Chỉ số bình thường của BIL là : 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L. Xét nghiệm BIL trong nước tiểu để biết được gan có bị tổn thương hay không do BIL bình thường không có trong nước tiểu mà thải trừ qua phân.

Protein (pro): Dùng để chẩn đoán các bệnh lý về thận, có máu trong nước tiểu hay nhiễm trùng với chỉ số bình thường là 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L. Nếu trong nước tiểu chứa protein, tình trạng phụ nữ mang thai có thể liên quan đến các bệnh như thiếu nước, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp hay gặp các vấn đề về thận. Nếu kéo dài đến giai đoạn cuối thai kỳ, người mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Ngoài ra chỉ số albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng báo hiệu thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc đái tháo đường.

Ngoài ra còn có xét nghiệm như chỉ số pH, xét nghiệm tìm máu trong nước tiểu, ketone, glucose hay Ascorbic acid để đánh giá một số bệnh thường gặp khác như nhiễm trùng đường niệu hay bệnh về thận.

vicare.vn-6-xet-nghiem-me-bau-phai-lam-trong-lan-kham-thai-dau-tien-body-3
Xét nghiệm nước tiểu cũng là một xét nghiệm quan trọng

Kết luận: Phía trên là các xét nghiệm khi mang thai cho mẹ khám thai lần đầu tiên tham khảo. Phát hiện sớm các bệnh thường gặp nhằm giúp bác sĩ đưa ra các giải pháp tốt nhất để cả người mẹ và trẻ sinh ra cùng khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Vì sao khi mang bầu mẹ nào cũng được khuyên cần bổ sung sắt, kẽm
  • 5 việc nên làm từ lúc mang thai để vượt cạn dễ dàng, mẹ bầu nào cũng cần phải biết
  • Xét nghiệm máu cho bà bầu tại nhà